Huong dan on tap hoc ki II vat ly 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: huong dan on tap hoc ki II vat ly 11 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH

NỘI DUNG ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Vật lý ( khối 11)

I.LÝ THUYẾT GIÁO KHOA:
Câu 1: -Thế nào là hiện tượng cảm ứng ?
-Muốn xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây kín , ta dựa vào định luật nào ? Hãy phát biểu nội dung của định luật đó?
-Từ thông qua khung lúc này được xác định bởi biểu thức nào? Nêu rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức đó.
Câu 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?, phát biểu định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng?.
Câu 3: Định nghĩa cảm ứng từ. Nêu đặc điểm của vectơ cảm ứng từ tại điểm M do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra.
Câu 4: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì ? Định nghĩa dòng điện Fucô và công dụng.(1,25)
Câu 5: Nêu đặc điểm của vectơ lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện Iđặt trong từ trường đều, có cảm ứng từ 
Câu 6. Hiện tượng tự cảm là gì? viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây, suất điện động tự cảm và năng lượng từ trường.
Câu 7. Nêu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 8. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần.
Câu 9: Nêu định nghĩa thấu kính, viết biểu thức xác định vị trí và công thức tính độ phóng đại ảnh của thấu kính.
Câu 10. Nêu mối quan hệ ảnh- vật (thật) đối với thấu kính hội tụ.
Câu 11: Kể tên các bộ phận của mắt về phương diện quang học? Nêu các định nghĩa: sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt?
Câu 12: Sự điều tiết của mắt là gì ? Mắt quan sát một vật đặt tại đâu thì tiêu cự thủy tinh thể có giá trị nhỏ nhất
Câu 13: Vật nằm trong khoảng nào thì mắt có thể nhìn rõ được vật ? Và để nhìn rõ được vật , mắt phải điều tiết. Vậy thế nào là sự điều tiết của mắt?
II. BÀI TẬP ÁP DỤNG: dùng để tham khảo
Bài 1 : Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn có mang dòng điện I1 = 8A, I2 = 6A ngược chiều nhau được đặt trong không khí tại A và B cách nhau 10 cm. Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách hai dây lần lượt là MA = 4 cm; MB=6cm.
Bài 2: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I=5A chạy qua.
1.Tính độ lớn của vector cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại M cách dây dẫn 2cm.
2. Tại điểm N trong không gian chứa từ trường, có cảm ứng từ BN = 10-6T. Tìm khoảng cách từ điểm N đến dây dẫn.
Bài 3: Một dây dẫn thẳng dài (vô hạn) đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I = 0,5A chạy qua.
1. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 4cm.
2. Biết cảm ứng từ tại điểm N có độ lớn là 10-6T. Tính khoảng cách từ điểm N đến dây dẫn.
Bài 4: Một dòng điện 20A chạy trong một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí.
1. Xác định vector cảm ứng từ  do dòng điện trong dây dẫn gây ra tại điểm M cách dây dẫn 10cm.
2. Tìm những điểm tại đó cảm ứng từ lớn gấp đôi giá trị đã tính ở câu a.
Bài 5: Cho dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí. Biết cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là I=5A
1. Xác định độ lớn vector cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một đoạn là 2cm.
2. Tìm quỹ tích điểm N, biết cảm ứng từ tại N có độ lớn là BN = 10-5T.
Bài 6: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí và cách nhau một đoạn là 1m. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và cùng độ lớn là I = 2A.
1. Xác định cảm ứng từ tại điểm M trong mặt phẳng chứa hai dây và cách hai dây lần lượt là 40cm và 60cm.
2. Xác định cảm ứng từ tại điểm N cách hai dây lần lượt là 60cm và 80cm.
Bài 7: Cho hai dây dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau 10cm, có các dòng điện cùng chiều chạy qua I1 = I2 = I = 2,4A.
1. Xác định vector cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)