Hướng dẫn Hs tự học
Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng |
Ngày 14/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn Hs tự học thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học
Khối I
Đa số học sinh lớp 1 còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự học ở lớp cũng như ở nhà. Lần đầu tiên làm quen với kiến thức ở trường tiểu học. Để giúp các em học tập đạt kết quả cao hơn, tố chúng tôi đã thảo luận và đưa ra những biện pháp giúp học sinh tự học như sau:
-Giáo viên phối hợp với phụ huynh để xây dựng cho mỗi em một góc học tập của riêng mình, có bàn ghế đúng quy cách, đủ ánh sáng, nơi học yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng mát. Hướng dẫn học sinh sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, đúng khoa học. Bên cạnh đó, giáo viên giúp học sinh xây dựng được thời gian biểu học tập hàng ngày ở nhà cho các em để các em biết cách sắp xếp thời gian biểu học một cách hợp lí và tuân thủ một cách triệt để. Phụ huynh dễ kiểm tra việc học của con em mình ở nhà.
-Dựa vào thời gian biểu chính khoá và dựa vào đặt điểm là khối lớp học buổi sáng nên chúng tôi xây dựng thời gian biểu cho học sinh khối 1 như sau:
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
Thể dục
Học vần
Học vần
Toán
Thủ công
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
Tự nhiên và xã hội
Học vần
Học vần
Tập viết
Aâm nhạc
Học vần
Học vần
Toán
-Chiều thứ hai, học sinh học tất cả các bài mới học của sáng thứ hai. Tối thứ hai ôn lại bài, làm các bài tập và xem trước các bài học của sáng thứ ba.
-Các ngày trong tuần hướng dẫn cách học tương tự phù hợp với thời khoá biểu từng ngày để các em có thể tự học theo thời khóa biểu trên một cách có hiệu quả.
-Giáo viên phải thường xuyên phối hợp với phụ huynh kiểm tra nhắc nhở, động viên hướng dẫn học sinh cách học từng môn cụ thể.
-Giáo viên giúp học sinh có thái độ đúng trong học tập, nắm được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát huy đầy đủ nhất năng lực của mình. Tư duy của học sinh được khơi dậy.
-Trong quá trình học tập ở lớp, học sinh có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn khác như: Trao dổi với bạn để kiểm tra xem sự hiểu biết của mình (đúng, sai, đầy dủ, thiếu sót…). Đặt câu hỏi với bạn để xem những suy nghĩ của mình, những hiểu biết của mình có giống nhau không. Điều chỉnh, sửa chửa những điều mình hiểu sai thông qua trao đổi, thảo luận.
-Giáo viên tổ chức, hướng dẫn để cho học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới.
-Ví dụ: Từ đồ dúng trực quan, học sinh tự lập phép tính, nêu đề toán, viết phép tính thích hợp.
-Tự suy nghĩ tìm thêm âm, dấu thanh để tạo thành tiếng mới, từ mới.
-Qua kiến thức các em đã được học từ đó tự phát hiện ra các vần đã học ở trong các tiếng, từ, câu ứng dụng, đoạn văn, đoạn thơ. Qua tranh ảnh, các em được quan sát từ đó thảo luận để nói đúng chủ đề.
-Qua hình thức thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm bốn, cả lớp) học sinh tự hình thành kiến thức mới, giáo viên là người tổng hợp kiến thức trọng tâm. Đối với các bài tập thực hành, học sinh tự làm bài, làm xong đổi vở tự kiểm tra kết quả của nhau. Giáo viên là người kiểm tra lại để đưa ra kết luận chung.
Qua cách học này phát huy ở học sinh tính tự giác học tập, không ỷ lại, mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong học tập, phát triển tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau.
Khối I
Đa số học sinh lớp 1 còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự học ở lớp cũng như ở nhà. Lần đầu tiên làm quen với kiến thức ở trường tiểu học. Để giúp các em học tập đạt kết quả cao hơn, tố chúng tôi đã thảo luận và đưa ra những biện pháp giúp học sinh tự học như sau:
-Giáo viên phối hợp với phụ huynh để xây dựng cho mỗi em một góc học tập của riêng mình, có bàn ghế đúng quy cách, đủ ánh sáng, nơi học yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng mát. Hướng dẫn học sinh sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, đúng khoa học. Bên cạnh đó, giáo viên giúp học sinh xây dựng được thời gian biểu học tập hàng ngày ở nhà cho các em để các em biết cách sắp xếp thời gian biểu học một cách hợp lí và tuân thủ một cách triệt để. Phụ huynh dễ kiểm tra việc học của con em mình ở nhà.
-Dựa vào thời gian biểu chính khoá và dựa vào đặt điểm là khối lớp học buổi sáng nên chúng tôi xây dựng thời gian biểu cho học sinh khối 1 như sau:
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
Thể dục
Học vần
Học vần
Toán
Thủ công
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
Tự nhiên và xã hội
Học vần
Học vần
Tập viết
Aâm nhạc
Học vần
Học vần
Toán
-Chiều thứ hai, học sinh học tất cả các bài mới học của sáng thứ hai. Tối thứ hai ôn lại bài, làm các bài tập và xem trước các bài học của sáng thứ ba.
-Các ngày trong tuần hướng dẫn cách học tương tự phù hợp với thời khoá biểu từng ngày để các em có thể tự học theo thời khóa biểu trên một cách có hiệu quả.
-Giáo viên phải thường xuyên phối hợp với phụ huynh kiểm tra nhắc nhở, động viên hướng dẫn học sinh cách học từng môn cụ thể.
-Giáo viên giúp học sinh có thái độ đúng trong học tập, nắm được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát huy đầy đủ nhất năng lực của mình. Tư duy của học sinh được khơi dậy.
-Trong quá trình học tập ở lớp, học sinh có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn khác như: Trao dổi với bạn để kiểm tra xem sự hiểu biết của mình (đúng, sai, đầy dủ, thiếu sót…). Đặt câu hỏi với bạn để xem những suy nghĩ của mình, những hiểu biết của mình có giống nhau không. Điều chỉnh, sửa chửa những điều mình hiểu sai thông qua trao đổi, thảo luận.
-Giáo viên tổ chức, hướng dẫn để cho học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới.
-Ví dụ: Từ đồ dúng trực quan, học sinh tự lập phép tính, nêu đề toán, viết phép tính thích hợp.
-Tự suy nghĩ tìm thêm âm, dấu thanh để tạo thành tiếng mới, từ mới.
-Qua kiến thức các em đã được học từ đó tự phát hiện ra các vần đã học ở trong các tiếng, từ, câu ứng dụng, đoạn văn, đoạn thơ. Qua tranh ảnh, các em được quan sát từ đó thảo luận để nói đúng chủ đề.
-Qua hình thức thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm bốn, cả lớp) học sinh tự hình thành kiến thức mới, giáo viên là người tổng hợp kiến thức trọng tâm. Đối với các bài tập thực hành, học sinh tự làm bài, làm xong đổi vở tự kiểm tra kết quả của nhau. Giáo viên là người kiểm tra lại để đưa ra kết luận chung.
Qua cách học này phát huy ở học sinh tính tự giác học tập, không ỷ lại, mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong học tập, phát triển tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 4,82KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)