Hướng dẫn học

Chia sẻ bởi Ta Linh Chi | Ngày 11/10/2018 | 120

Chia sẻ tài liệu: hướng dẫn học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG MỖ
HƯỚNG DẪN HỌC


LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN



GV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Bài 1: Ghi lại từ phức có trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho sạch đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
(Quang Huy)
Bài 1: Ghi lại từ phức có trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
(Quang Huy)
Các từ phức có trong đoạn thơ là:
quyển vở
mới tinh
Chữ đẹp
tính nết
trò ngoan
Bài 2: Tìm và gạch dưới lời kể trực tiếp trong đoạn văn rồi chuyển thành lời kể gián tiếp:
Một người phụ nữ khoảng ba mươi tuổi bước ra khi nghe tiếng bố tôi gõ vào cánh cửa hoen gỉ. Gương mặt chị mệt mỏi, những nếp nhăn hằn sâu trên trán ghi dấu một cuộc sống lam lũ, khổ cực.
- Chào chị ! - Bố tôi lên tiếng trước - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì ? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
(Theo Những tâm hồn cao thượng)
* Gợi ý : Bài tập này yêu cầu các em chuyển lời kể trực tiếp thành lời kể gián tiếp. Muốn làm đúng, em cần xác định rõ lời đó là của ai nói với ai. Sau đó tiến hành :
+ Thay đổi từ xưng hô .
+ Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật.
- Chào chị ! - Bố tôi lên tiếng trước.
Bố tôi lên tiếng chào chị trước.
Lời kể trực tiếp
Lời kể gián tiếp
- Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
Rồi bố hỏi người phụ nữ có phải là mẹ của Giêm-mi không. Bố tôi nói ông đến đây để xin phép mẹ của Giêm mi cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân Giêm-mi trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì ? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
Nghe vậy mẹ Giêm-mi liền hỏi ngay điều kiện của bố tôi là gì với vẻ nghi ngờ. Vì bà cho rằng trên đời này chẳng có ai có gì cho không cả.
Bài 3:
Hãy viết một bức thư ngắn gửi một bạn ở xa để kể về mái trường và lớp học thân yêu của em.
1. Phần đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư. Lời thưa gửi.
2. Phần chính:
Nêu mục đích, lí do viết thư.
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
Thông báo tình hình của người viết thư.
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
3. Phần cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.
Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
Một bức thư thường gồm những nội dung nào ?
Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
Bài 3:
Hãy viết một bức thư ngắn gửi một bạn ở xa để kể về mái trường và lớp học thân yêu của em.
Kể về mái trường và lớp học thân yêu của em.
Nội dung của bức thư này là gì?
- Thượng Mỗ, ngày 23 tháng 9 năm 2016
- Bạn…..thân mến!
- Mình là…………………học sinh lớp…..trường.
Nêu mục đích viết thư:
Thăm hỏi tình hình của bạn: sức khỏe, học hành, bạn bè, gia đình,…
Thông báo tình hình của mình: sức khỏe, học hành, bạn bè, gia đình.
Kể tình hình của trường, lớp: các hoạt động của trường, lớp, học tập, thầy cô, bạn bè,….
Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.
Kí và ghi họ tên.
Chúc quí thầy cô mạnh khỏe.
Chúc các em học tập tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ta Linh Chi
Dung lượng: 4,63MB| Lượt tài: 5
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)