Hướng dẫn hoạt động TTND
Chia sẻ bởi Bich Thuy |
Ngày 14/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn hoạt động TTND thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
LĐLĐ HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : 25 /HD - CĐGD Tân Châu, ngày 12 tháng 03 năm 2015
HƯỚNG DẪN
Về việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc ngành Giáo dục & Đào tạo Tân Châu
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;
Căn cứ Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ, ngày 20/11/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc;
Thực hiện công văn số 504/HD-CĐN, ngày 18/12/2014 của Công đoàn Giáo dục Tây Ninh về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc ngành Giáo dục & Đào tạo Tây Ninh;
Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Tân Châu hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Giáo dục và đào tạo Tân Châu như sau:
I. TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
1. Ban Thanh tra nhân dân (TTND) được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Giáo dục (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, trường học) do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (CĐCS) ở cơ quan, đơn vị đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.
2. Nhiệm kỳ của Ban TTND là 2 năm. Hội nghị cán bộ công chức, viên chức (CBCC,VC) quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 3 đến 11 thành viên (đảm bảo số lẻ), bầu bằng bỏ phiếu kín và phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập. Người được bầu là thành viên Ban TTND phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm.
3. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày bầu xong Ban TTND, Ban Chấp hành CĐCS tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban TTND để bầu trưởng ban, phó trưởng ban (nếu có), ra quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho CBCCVC trong cơ quan, đơn vị biết (sau đây gọi chung là nhà giáo, người lao động). Ban Thanh tra nhân dân có trên 5 thành viên được bầu thêm 1 Phó Trưởng ban.
4. Thành viên Ban TTND phải là người trung thực, công tâm, nhiệt tình, có uy tín, có hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, có chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc thường xuyên tại cơ quan, đơn vị, không phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
5. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban TTND không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành CĐCS đề nghị Hội nghị CBCCVC kỳ gấn nhất xem xét, quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế. Trường hợp vì lý do chính đáng (sức khỏe, hoàn cảnh gia đình…), thành viên Ban TTND có đơn xin thôi tham gia Ban TTND thì Ban chấp hành CĐCS xem xét, quyết định việc miễn nhiệm. Việc bầu người khác thay thế thực hiện theo khoản 2, mục I của Hướng dẫn này.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN
1. Nhiệm vụ
Ban TTND có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
2. Quyền hạn:
2.1. Kiến nghị với người có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
2.2. Xác minh, giải quyết vụ việc khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao.
2.3. Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của CBCCVC, biểu dương những tập thể, cá
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : 25 /HD - CĐGD Tân Châu, ngày 12 tháng 03 năm 2015
HƯỚNG DẪN
Về việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc ngành Giáo dục & Đào tạo Tân Châu
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;
Căn cứ Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ, ngày 20/11/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc;
Thực hiện công văn số 504/HD-CĐN, ngày 18/12/2014 của Công đoàn Giáo dục Tây Ninh về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc ngành Giáo dục & Đào tạo Tây Ninh;
Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Tân Châu hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Giáo dục và đào tạo Tân Châu như sau:
I. TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
1. Ban Thanh tra nhân dân (TTND) được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Giáo dục (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, trường học) do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (CĐCS) ở cơ quan, đơn vị đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.
2. Nhiệm kỳ của Ban TTND là 2 năm. Hội nghị cán bộ công chức, viên chức (CBCC,VC) quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 3 đến 11 thành viên (đảm bảo số lẻ), bầu bằng bỏ phiếu kín và phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập. Người được bầu là thành viên Ban TTND phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm.
3. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày bầu xong Ban TTND, Ban Chấp hành CĐCS tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban TTND để bầu trưởng ban, phó trưởng ban (nếu có), ra quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho CBCCVC trong cơ quan, đơn vị biết (sau đây gọi chung là nhà giáo, người lao động). Ban Thanh tra nhân dân có trên 5 thành viên được bầu thêm 1 Phó Trưởng ban.
4. Thành viên Ban TTND phải là người trung thực, công tâm, nhiệt tình, có uy tín, có hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, có chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc thường xuyên tại cơ quan, đơn vị, không phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
5. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban TTND không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành CĐCS đề nghị Hội nghị CBCCVC kỳ gấn nhất xem xét, quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế. Trường hợp vì lý do chính đáng (sức khỏe, hoàn cảnh gia đình…), thành viên Ban TTND có đơn xin thôi tham gia Ban TTND thì Ban chấp hành CĐCS xem xét, quyết định việc miễn nhiệm. Việc bầu người khác thay thế thực hiện theo khoản 2, mục I của Hướng dẫn này.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN
1. Nhiệm vụ
Ban TTND có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
2. Quyền hạn:
2.1. Kiến nghị với người có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
2.2. Xác minh, giải quyết vụ việc khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao.
2.3. Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của CBCCVC, biểu dương những tập thể, cá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bich Thuy
Dung lượng: 90,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)