Hướng dẫn GD thể chất
Chia sẻ bởi Văn Nhân |
Ngày 09/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn GD thể chất thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH KHÁNH HOÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________ _______________________________________________________
Số : 1105/SGD&ĐT-GDTrH Nha Trang, ngày 04 tháng 9 năm 2009
V/v Hướng dẫn thực hiện công tác
giáo dục thể chất trong trường phổ
thông các cấp năm học 2009-2010.
Kính gửi :
- Các Phòng Giáo dục&Đào tạo Huyện (TX, TP);
- Các trường phổ thông trực thuộc.
Thực hiện công văn số 6838/BGDĐT-CTHSSV ngày 12/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học sinh sinh viên) về hướng dẫn công tác học sinh, sinh viên năm học 2009-2010; nay Sở GD&ĐT Khánh Hoà hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác giáo dục thể chất (GDTC) năm học 2009-2010 như sau :
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM :
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT trong chỉ đạo dạy và học;
- Tổ chức thực hiện Luật Thể dục, thể thao và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 15/2002/CT-TTg ngày 26/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao; Quyết định số 14/2001/QĐ - BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học, Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BGD&ĐT-UBTDTT về hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006-2010, Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV, Quyết định số 72/2008/QĐ-BGD về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho HSSV và các văn bản chỉ đạo về công tác thể dục thể thao (TDTT) trường học.
- Chú trọng đến công tác phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh (HS), phối hợp với các ngành liên quan tổ chức và hướng dẫn HS tham gia các lớp học bơi trong dịp hè.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào các hoạt động GDTC; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên (GV) làm công tác TDTT trường học.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ :
I. Công tác Giảng dạy chính khoá : cần chú ý thực hiện một số nội dung sau :
1. Phân phối chương trình (PPCT) :
- Theo quy định của Bộ GD&ĐT (37 tuần). Chấp thuận việc hoán đổi các chương và các tiết trong từng chương cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, đảm bảo tính khoa học của bộ môn nhưng không được cắt xén chương trình.
- Giao trách nhiệm cho :
+ Các Phòng GD&ĐT huyện (TX, TP) : điều chỉnh và hoán đổi PPCT cho phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, thời tiết, khí hậu của địa phương. PPCT này phải được Trưởng Phòng GD&ĐT duyệt và được áp dụng thống nhất trong toàn ngành do đơn vị quản lý để tiện việc kiểm tra, theo dõi.
+ Các trường THPT : tổ (nhóm) TD tự điều chỉnh và hoán đổi PPCT trên cơ sở các điều kiện thực tế về số lượng GVTD, cơ sở vật chất của từng trường; thời tiết, khí hậu của từng địa phương. PPCT điều chỉnh này phải được Hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện.
2. Kế hoạch dạy học : căn cứ PPCT của Bộ GD&ĐT và tình hình thực tế của đơn vị, tổ (nhóm) TD phải lập kế hoạch giảng dạy chung cho cả tổ (nhóm) trên cơ sở kế hoạch dạy học riêng của từng GV và trình lãnh đạo đơn vị duyệt thông qua từ đầu năm học.
3. Phân công giảng dạy :
- Tổ (nhóm) trưởng TD có trách nhiệm phân công giảng dạy trên cơ sở năng lực và trình độ của GV (tối đa mỗi GV chỉ giảng dạy 02 khối lớp) và được Hiệu trưởng nhà trường duyệt.
- Riêng cấp Tiểu học :
+ Hiệu trưởng các trường phân công giảng dạy tập trung cho GVTD chuyên trách đủ số tiết quy định theo thứ tự từ khối lớp 5 đến khối lớp 4, …, khối lớp 1. Số tiết dôi ra sẽ được phân công tiếp cho các GV kiêm nhiệm. Chấm dứt tình trạng phân công GVTD dạy 1 tiết, tiết còn lại giao cho GV kiêm nhiệm.
+ Việc nhận và trả lớp vào trước và sau tiết dạy TD sẽ được tiến hành tại sân tập. Tùy thực tế của từng trường, GV dạy tiết TD có thể nhận và trả lớp tại phòng học nhưng phải bảo đảm thời lượng của tiết dạy (đã ghi trong giáo án) và an toàn của HS trong khi di chuyển.
+ Không nhất thiết phải ghi đề bài trên bảng.
4. Giáo án :
- Mẫu giáo án (đính kèm) : theo mẫu ngang, có 5 cột do Sở GD&ĐT quy định, với thời lượng cho mỗi giáo án tùy vào cấp học, bậc học .
- Khuyến khích GV soạn giáo án vi tính nhưng không được sao chép của nhau.
- Bảo lưu giáo án cũ : chấp thuận cho GV được sử dụng lại giáo án cũ của năm học trước (có bổ sung và điều chỉnh trong giáo án) với điều kiện GV đó đã :
+ Có thời gian giảng dạy môn TD ở cấp học đó tối thiểu là 03 (ba) năm;
+ Đạt tiết dạy GIỎI từ cấp trường trở lên.
- Yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường và tổ (nhóm) trưởng TD kiểm tra thường xuyên. Các GV dạy TD phải soạn giáo án theo đúng mẫu giáo án quy định của Sở.
- Riêng nội dung Khởi động chung : giao trách nhiệm cho Chuyên viên phụ trách công tác GDTC các Phòng GD&ĐT và tổ (nhóm) trưởng các trường THPT tự biên soạn 02 bài Khởi động chung cho từng cấp học (buổi sáng riêng, buổi chiều riêng), đảm bảo thống nhất trên từng địa phương (cấp Tiểu học và THCS), từng trường THPT.
5. Phương pháp giảng dạy :
- Tiếp tục thực hiện đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng đối tượng HS ở từng loại hình trường, lớp và địa bàn khác nhau trên cơ sở xác định trọng tâm của từng bài học, tiết học và bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học của từng lớp học, cấp học.
- Trước hết, mỗi GV phải tự phát huy tính tích cực của bản thân trong việc chuẩn bị giáo án, trang thiết bị, dụng cụ, sân tập, … GV cần chọn phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức lớp học cho hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, theo định hướng :
+ Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực cho HS là mục tiêu.
+ Tăng cường các hình thức hoạt động theo nhóm, cá nhân, thi đấu, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, ...
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập của GV và HS :
a. Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của GV : theo mẫu phiếu dự giờ (đính kèm).
b. Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập của GV và HS :
- Chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức kiểm tra, đánh giá HS đúng với chất lượng và khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự học, ý thức sáng tạo của HS.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn TD : cần tăng cường, bồi dưỡng cho HS kỹ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập, cụ thể :
+ Cấp Tiểu học : theo hình thức nhận xét và xếp loại;
+ Cấp THCS, THPT : theo hình thức cho điểm. Việc kiểm tra cho điểm phải bám sát chuẩn kiến thức và dựa trên 2 yếu tố : thành tích và kỹ thuật, không quá thiên về đánh giá thành tích như mục tiêu đào tạo vận động viên :
* Điểm thành tích : trên cơ sở thành tích thực tế của HS từng trường.
* Điểm kỹ thuật : căn cứ vào quá trình học tập của HS.
* Điểm kiểm tra 01 tiết hoặc học kỳ là tổng điểm của (điểm kỹ thuật x 2) + điểm thành tích chia cho 3. Trong quá trình kiểm tra, cần kết hợp để kiểm tra và xét công nhận tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT đã ban hành.
7. Phương tiện dạy học và trang thiết bị, dụng cụ :
- Các đơn vị cần chú trọng sử dụng tốt và có hiệu quả các phương tiện dạy học đã được cấp phát như tranh ảnh, dụng cụ TDTT; khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học, ... nhưng phải đảm bảo an toàn cho HS trong suốt quá trình tập luyện.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện giáo án điện tử trong việc giảng dạy các tiết học lý thuyết. Ứng dụng tốt hơn nữa các thiết bị và phần mềm khác trong quá trình dạy học ở các cấp học phổ thông nhưng phải xác định rõ giới hạn sử dụng để tránh việc lạm dụng không đúng công nghệ thông tin trong dạy học.
8. Miễn học môn TD : tiếp tục thực hiện công văn số 2121/THPT-GDĐT của Sở GD-ĐT Khánh Hòa ngày 28/11/2001. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau :
- Đối với các HS mắc các bệnh bẩm sinh như tim, khớp, khuyết tật, … : GVTD có trách nhiệm hướng dẫn và có bài tập riêng biệt cho các HS rèn luyện, sao cho các HS này được tập luyện thường xuyên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được hòa nhập cộng đồng, được tham gia tập luyện và vui chơi như các HS bình thường khác. Tránh phân biệt đối xử không bình đẳng.
- Đối với các HS có năng khiếu TDTT :
+ Sở chấp thuận cho các HS này được miễn học môn TD và các hoạt động khác tại trường để các em có thêm thời gian để tập luyện theo môn chuyên của mình. Điểm của môn học sẽ do BHL các bộ môn kiểm tra, cho điểm, xếp loại và gửi về trường; GVTD có trách nhiệm vào sổ điểm theo quy định của ngành GD&ĐT vào mỗi cuối học kỳ và năm học.
+ Đối với các HS được Sở GD&ĐT triệu tập tập trung tập huấn theo đề nghị của Sở VH,TT&DL (hoặc của Trung tâm huấn luyện kỹ thuật thể thao tỉnh) : yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc và cho HS chuyển đến học tạm (mang theo học bạ) tại các trường do Sở quy định trong giấy triệu tập.
+ Trong thời gian diễn ra Hội khỏe Phù Đổng các cấp : những HS này được trở về thi đấu cho trường cũ nhưng phải đầy đủ các thủ tục thi đấu theo quy định của điều lệ.
9. Môn Thể thao tự chọn (TTTC) :
- Đây là môn học bắt buộc. Giao trách nhiệm cho tổ (nhóm) TD các trường tự chọn môn học cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, năng lực chuyên môn của GVTD và phải đảm bảo cho mỗi HS đều được học ít nhất một môn TTTC liên tục trong mỗi cấp học.
- Tổ chức thực hiện : giao trách nhiệm cho tổ (nhóm) TD trong việc hướng dẫn, giảng dạy cho HS hoặc nhà trường phối hợp với các trung tâm TDTT và các liên đoàn TDTT để giảng dạy cho HS.
- Có thể lấy môn học này để kiểm tra học kỳ hoặc cả năm học nhưng phải thông báo trước để HS chuẩn bị.
10. Về lực lượng GVTD :
- Các trường hiện đang thiếu GVTD chuyên trách cần tham m
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________ _______________________________________________________
Số : 1105/SGD&ĐT-GDTrH Nha Trang, ngày 04 tháng 9 năm 2009
V/v Hướng dẫn thực hiện công tác
giáo dục thể chất trong trường phổ
thông các cấp năm học 2009-2010.
Kính gửi :
- Các Phòng Giáo dục&Đào tạo Huyện (TX, TP);
- Các trường phổ thông trực thuộc.
Thực hiện công văn số 6838/BGDĐT-CTHSSV ngày 12/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học sinh sinh viên) về hướng dẫn công tác học sinh, sinh viên năm học 2009-2010; nay Sở GD&ĐT Khánh Hoà hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác giáo dục thể chất (GDTC) năm học 2009-2010 như sau :
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM :
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT trong chỉ đạo dạy và học;
- Tổ chức thực hiện Luật Thể dục, thể thao và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 15/2002/CT-TTg ngày 26/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao; Quyết định số 14/2001/QĐ - BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học, Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BGD&ĐT-UBTDTT về hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006-2010, Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV, Quyết định số 72/2008/QĐ-BGD về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho HSSV và các văn bản chỉ đạo về công tác thể dục thể thao (TDTT) trường học.
- Chú trọng đến công tác phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh (HS), phối hợp với các ngành liên quan tổ chức và hướng dẫn HS tham gia các lớp học bơi trong dịp hè.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào các hoạt động GDTC; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên (GV) làm công tác TDTT trường học.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ :
I. Công tác Giảng dạy chính khoá : cần chú ý thực hiện một số nội dung sau :
1. Phân phối chương trình (PPCT) :
- Theo quy định của Bộ GD&ĐT (37 tuần). Chấp thuận việc hoán đổi các chương và các tiết trong từng chương cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, đảm bảo tính khoa học của bộ môn nhưng không được cắt xén chương trình.
- Giao trách nhiệm cho :
+ Các Phòng GD&ĐT huyện (TX, TP) : điều chỉnh và hoán đổi PPCT cho phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, thời tiết, khí hậu của địa phương. PPCT này phải được Trưởng Phòng GD&ĐT duyệt và được áp dụng thống nhất trong toàn ngành do đơn vị quản lý để tiện việc kiểm tra, theo dõi.
+ Các trường THPT : tổ (nhóm) TD tự điều chỉnh và hoán đổi PPCT trên cơ sở các điều kiện thực tế về số lượng GVTD, cơ sở vật chất của từng trường; thời tiết, khí hậu của từng địa phương. PPCT điều chỉnh này phải được Hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện.
2. Kế hoạch dạy học : căn cứ PPCT của Bộ GD&ĐT và tình hình thực tế của đơn vị, tổ (nhóm) TD phải lập kế hoạch giảng dạy chung cho cả tổ (nhóm) trên cơ sở kế hoạch dạy học riêng của từng GV và trình lãnh đạo đơn vị duyệt thông qua từ đầu năm học.
3. Phân công giảng dạy :
- Tổ (nhóm) trưởng TD có trách nhiệm phân công giảng dạy trên cơ sở năng lực và trình độ của GV (tối đa mỗi GV chỉ giảng dạy 02 khối lớp) và được Hiệu trưởng nhà trường duyệt.
- Riêng cấp Tiểu học :
+ Hiệu trưởng các trường phân công giảng dạy tập trung cho GVTD chuyên trách đủ số tiết quy định theo thứ tự từ khối lớp 5 đến khối lớp 4, …, khối lớp 1. Số tiết dôi ra sẽ được phân công tiếp cho các GV kiêm nhiệm. Chấm dứt tình trạng phân công GVTD dạy 1 tiết, tiết còn lại giao cho GV kiêm nhiệm.
+ Việc nhận và trả lớp vào trước và sau tiết dạy TD sẽ được tiến hành tại sân tập. Tùy thực tế của từng trường, GV dạy tiết TD có thể nhận và trả lớp tại phòng học nhưng phải bảo đảm thời lượng của tiết dạy (đã ghi trong giáo án) và an toàn của HS trong khi di chuyển.
+ Không nhất thiết phải ghi đề bài trên bảng.
4. Giáo án :
- Mẫu giáo án (đính kèm) : theo mẫu ngang, có 5 cột do Sở GD&ĐT quy định, với thời lượng cho mỗi giáo án tùy vào cấp học, bậc học .
- Khuyến khích GV soạn giáo án vi tính nhưng không được sao chép của nhau.
- Bảo lưu giáo án cũ : chấp thuận cho GV được sử dụng lại giáo án cũ của năm học trước (có bổ sung và điều chỉnh trong giáo án) với điều kiện GV đó đã :
+ Có thời gian giảng dạy môn TD ở cấp học đó tối thiểu là 03 (ba) năm;
+ Đạt tiết dạy GIỎI từ cấp trường trở lên.
- Yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường và tổ (nhóm) trưởng TD kiểm tra thường xuyên. Các GV dạy TD phải soạn giáo án theo đúng mẫu giáo án quy định của Sở.
- Riêng nội dung Khởi động chung : giao trách nhiệm cho Chuyên viên phụ trách công tác GDTC các Phòng GD&ĐT và tổ (nhóm) trưởng các trường THPT tự biên soạn 02 bài Khởi động chung cho từng cấp học (buổi sáng riêng, buổi chiều riêng), đảm bảo thống nhất trên từng địa phương (cấp Tiểu học và THCS), từng trường THPT.
5. Phương pháp giảng dạy :
- Tiếp tục thực hiện đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng đối tượng HS ở từng loại hình trường, lớp và địa bàn khác nhau trên cơ sở xác định trọng tâm của từng bài học, tiết học và bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học của từng lớp học, cấp học.
- Trước hết, mỗi GV phải tự phát huy tính tích cực của bản thân trong việc chuẩn bị giáo án, trang thiết bị, dụng cụ, sân tập, … GV cần chọn phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức lớp học cho hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, theo định hướng :
+ Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực cho HS là mục tiêu.
+ Tăng cường các hình thức hoạt động theo nhóm, cá nhân, thi đấu, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, ...
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập của GV và HS :
a. Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của GV : theo mẫu phiếu dự giờ (đính kèm).
b. Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập của GV và HS :
- Chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức kiểm tra, đánh giá HS đúng với chất lượng và khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự học, ý thức sáng tạo của HS.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn TD : cần tăng cường, bồi dưỡng cho HS kỹ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập, cụ thể :
+ Cấp Tiểu học : theo hình thức nhận xét và xếp loại;
+ Cấp THCS, THPT : theo hình thức cho điểm. Việc kiểm tra cho điểm phải bám sát chuẩn kiến thức và dựa trên 2 yếu tố : thành tích và kỹ thuật, không quá thiên về đánh giá thành tích như mục tiêu đào tạo vận động viên :
* Điểm thành tích : trên cơ sở thành tích thực tế của HS từng trường.
* Điểm kỹ thuật : căn cứ vào quá trình học tập của HS.
* Điểm kiểm tra 01 tiết hoặc học kỳ là tổng điểm của (điểm kỹ thuật x 2) + điểm thành tích chia cho 3. Trong quá trình kiểm tra, cần kết hợp để kiểm tra và xét công nhận tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT đã ban hành.
7. Phương tiện dạy học và trang thiết bị, dụng cụ :
- Các đơn vị cần chú trọng sử dụng tốt và có hiệu quả các phương tiện dạy học đã được cấp phát như tranh ảnh, dụng cụ TDTT; khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học, ... nhưng phải đảm bảo an toàn cho HS trong suốt quá trình tập luyện.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện giáo án điện tử trong việc giảng dạy các tiết học lý thuyết. Ứng dụng tốt hơn nữa các thiết bị và phần mềm khác trong quá trình dạy học ở các cấp học phổ thông nhưng phải xác định rõ giới hạn sử dụng để tránh việc lạm dụng không đúng công nghệ thông tin trong dạy học.
8. Miễn học môn TD : tiếp tục thực hiện công văn số 2121/THPT-GDĐT của Sở GD-ĐT Khánh Hòa ngày 28/11/2001. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau :
- Đối với các HS mắc các bệnh bẩm sinh như tim, khớp, khuyết tật, … : GVTD có trách nhiệm hướng dẫn và có bài tập riêng biệt cho các HS rèn luyện, sao cho các HS này được tập luyện thường xuyên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được hòa nhập cộng đồng, được tham gia tập luyện và vui chơi như các HS bình thường khác. Tránh phân biệt đối xử không bình đẳng.
- Đối với các HS có năng khiếu TDTT :
+ Sở chấp thuận cho các HS này được miễn học môn TD và các hoạt động khác tại trường để các em có thêm thời gian để tập luyện theo môn chuyên của mình. Điểm của môn học sẽ do BHL các bộ môn kiểm tra, cho điểm, xếp loại và gửi về trường; GVTD có trách nhiệm vào sổ điểm theo quy định của ngành GD&ĐT vào mỗi cuối học kỳ và năm học.
+ Đối với các HS được Sở GD&ĐT triệu tập tập trung tập huấn theo đề nghị của Sở VH,TT&DL (hoặc của Trung tâm huấn luyện kỹ thuật thể thao tỉnh) : yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc và cho HS chuyển đến học tạm (mang theo học bạ) tại các trường do Sở quy định trong giấy triệu tập.
+ Trong thời gian diễn ra Hội khỏe Phù Đổng các cấp : những HS này được trở về thi đấu cho trường cũ nhưng phải đầy đủ các thủ tục thi đấu theo quy định của điều lệ.
9. Môn Thể thao tự chọn (TTTC) :
- Đây là môn học bắt buộc. Giao trách nhiệm cho tổ (nhóm) TD các trường tự chọn môn học cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, năng lực chuyên môn của GVTD và phải đảm bảo cho mỗi HS đều được học ít nhất một môn TTTC liên tục trong mỗi cấp học.
- Tổ chức thực hiện : giao trách nhiệm cho tổ (nhóm) TD trong việc hướng dẫn, giảng dạy cho HS hoặc nhà trường phối hợp với các trung tâm TDTT và các liên đoàn TDTT để giảng dạy cho HS.
- Có thể lấy môn học này để kiểm tra học kỳ hoặc cả năm học nhưng phải thông báo trước để HS chuẩn bị.
10. Về lực lượng GVTD :
- Các trường hiện đang thiếu GVTD chuyên trách cần tham m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Văn Nhân
Dung lượng: 99,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)