Huong dan cham thi HSG van Tinh Phu Tho 2010-2011
Chia sẻ bởi Đỗ Hữu Toàn |
Ngày 12/10/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: huong dan cham thi HSG van Tinh Phu Tho 2010-2011 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chị Hương ơi có bài thơ hay quá.
Em gởi chị đáp án thi HSG Văn tỉnh này.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Năm học 2010 - 1011
Môn : NGỮ VĂN
Tổng điểm bài thi: 20 điểm
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
(4,0 đ)
* Lần lượt chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của từng phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ:
1,0
1,5
1,5
- Phép tu từ nói giảm nói tránh: Bác đã mất nhưng nhà thơ lại viết “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Cách nói này vừa thể hiện tình cảm của nhà thơ với Bác (trong lòng nhà thơ cũng như cả dân tộc luôn mong muốn Bác chỉ như đang yên ngủ sau những tháng ngày bôn ba vì dân, vì nước) vừa toát lên vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung thanh cao của Bác, đồng thời giúp làm dịu nhẹ đi nỗi đau quá lớn vì mất Bác.
- Phép tu từ ẩn dụ:
+ Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” không chỉ gợi tả được không gian thanh tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo trong lăng Bác mà còn gợi chúng ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
+ “ trời xanh”: Hình ảnh ẩn dụ khẳng định tên tuổi, sự nghiệp và tấm lòng cao cả của Bác mãi mãi trường tồn, bất diệt. Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Không những thế, hình ảnh ẩn dụ này còn tạo nên sự liên kết lôgíc với các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng ở trên để tạo thành một chuỗi những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, kỳ vĩ nối tiếp nhau xuất hiện gợi lên suy ngẫm về cái vô cùng lớn lao, cao cả của một Con Người.
- Ý 1: chỉ ra đúng phép tu từ nói giảm nói tránh cho 0,25 điểm, phân tích được hiệu quả nghệ thuật cho 0,75điểm.
- Ý 2 và 3: chỉ ra đúng phép tu từ ẩn dụ, cho 0,5 điểm, phân tích được hiệu quả nghệ thuật cho 1,0 điểm.
Câu 2
(6,0 đ)
1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục.
- Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát.
- Đảm bảo số câu theo quy định (đoạn văn có thể từ 17 đến 21 câu).
2. Yêu cầu về nội dung:
- Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng ý nghĩa rất sâu sắc nói về việc cho và nhận trong cuộc sống đồng thời ca ngợi những hành vi ứng xử cao đẹp của con người.
- Từ đó, câu chuyện đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận cũng như những hành vi ứng xử trong cuộc sống:
+ Cái cho và nhận trong cuộc sống đâu phải là chỉ ở vấn đề vật chất mà nhiều khi là tình cảm, tấm lòng, có khi chỉ là một lời nói, cử chỉ…
+ Trong cuộc sống con người, nhiều khi cho và nhận mang tính thực dụng hoặc để ban ơn…Bởi vậy, thật đáng quý khi cho và nhận xuất phát từ tấm lòng.
+ Cách cho và nhận cũng rất quan trọng: có cách cho khiến người nhận chạnh lòng; cũng có cách nhận khiến người cho phật ý. Cách cho và nhận cũng thể hiện văn hoá giao tiếp, ứng xử của con người.
- Bài học rút ra từ câu chuyện: phải biết quan tâm, chia sẻ, luôn luôn tôn trọng và chân thành với mọi người, đặc biệt phải biết học hỏi, trau dồi văn hoá giao tiếp, ứng xử.
* Lưu ý: Cần cân nhắc để đánh giá đoạn văn của HS trong tính chỉnh thể. HS có thể trình bày đoạn văn một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng phải đảm bảo tính lôgíc. Ở mỗi ý phải đưa ra được những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục mới cho điểm tối đa. Khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc, thấm thía, chân thành, biết đưa ra những dẫn chứng có sức thuyết phục từ thực tế cuộc sống , vốn kinh nghiệm của bản thân và kiến thức đã học. Có thể thưởng từ 0,25 đến 0,5 điểm vào tổng điểm của câu (nếu câu chưa đạt điểm tối đa).
1,0
1,0
3,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3 (10,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Hữu Toàn
Dung lượng: 60,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)