HƯỚNG DẨN CHẤM ĐỀ THI HSG 6, 7, 8

Chia sẻ bởi Đặng Thị Minh Thư | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: HƯỚNG DẨN CHẤM ĐỀ THI HSG 6, 7, 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn chấm
Ngữ văn 6
Câu 1: (3đ)
Yêu cầu học sinh nêu được các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ và giá trị biểu cảm:
- ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc
( Hình ảnh Bác Hồ gần gũi, chăm sóc quan tâm đến các chiến sĩ như người cha giá.
- So sánh: Bóng Bác - ấm hơn ngọn lửa hồng.
( Hình ảnh Bác vừa lớn lao vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi, ấm áp.
- Từ láy:
+ Lồng lộng: Diễn tả dáng vẻ cao lớn của Bác qua cái nhìn của anh đội viên.
+ Thổn thức, thầm thì: Thể hiện tâm trạng lo lắng, bồn chồn của anh đội viên khi thấy Bác không ngủ.
Câu 2 (7đ)
*Yêu cầu chung: Đây là bài văn tả cảnh thiên nhiên
Nội dung: Bức tranh vào hè trên quê hương em
* Cụ thể:
a, Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu được cảnh vào hè (tả từ bao quát đến cụ thể)
- Cảm nhận chung của em khi mùa hè đến trên quê hương (2đ)
+ Sự thay đổi của đất trời (bầu trời, ánh nắng, gió…)
+ Sự thay đổi của cảnh vật: Cây cối, cánh đồng lúa, tiếng chim, mùa quả chín…
- Tập trung tả một số cảnh tiêu biểu làm nổi bật nét đặc trưng của thiên nhiên vào hè. (3,5 đ)
+ ánh nắng hè: Sự thay đổi của sắc nắng trong ngày.
+ Cây cối: Không còn màu xanh non khi xuân đến mà chuyển sang màu xanh đậm, rồi đơm hoa kết quả (vải, nhãn, xoài,…)
+ Cánh đồng lúa: Thể hiện được cánh đồng lúa đang mẩy hạt và chuyển sang chín vàng…
(khi miêu tả các cảnh tiêu biểu học sinh cần sử dụng được nghệ thuật so sánh nhân hoá, dùng từ ngữ có hình ảnh, biết xen kẽ bộc lộ cảm xúc)
c, Kết bài: (0,5đ)
Biết nêu cảm nghĩ của em về bức tranh thiên nhiên vào hè.
* Hình thức: (0,5 đ)
Bài viết có bố cục rõ ràng, văn viết tự nhiên có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả.
Hướng dẫn chấm Ngữ văn 7
1. Vẻ đẹp riêng của cảnh trăng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Bác. (4 đ)
- Về nội dung: (3đ)
Cả hai bài thơ đều tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng cảnh trong mỗi bài có một vẻ đẹp riêng.
+ “Cảnh khuya” là cảnh trăng rừng trong đêm khuya yên tĩnh, tiếng suối càng vang xa, trong trẻo và cảnh vật càng trở nên lộng lẫy với “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tấng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn cao toả rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh, chập chớn, lạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Minh Thư
Dung lượng: 22,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)