Hướng dẫn viết SKKN

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Nghĩa | Ngày 09/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn viết SKKN thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM NGỌC
HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Để bản "Sáng kiến kinh nghiệm" có chất lượng, thống nhất kết cấu và hình thức trình bày, trường hướng dẫn một số nội dung sau:
A. Yêu cầu chung
"Sáng kiến kinh nghiệm" phải là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà bản thân người thực hiện đã tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục trong năm học, bằng những hoạt động cụ thể đó khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và giảng dạy của bản thân và của đơn vị.
B. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm
 Các phần chính của bản sáng kiến kinh nghiệm

Bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
I. Sơ yếu lý lịch.
II. Nội Dung
1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )
2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của SKKN
III. Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm
2. Những đề xuất, kiến nghị
 

I. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên.
- Ngày tháng năm sinh.
- Đơn vị công tác.
II. Nội dung
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài?
(Yêu cầu nêu rõ được thực trạng của vấn đề và mục đích cá nhân trong việc lựa chọn đề tài, đảm bảo đề tài phải có tác dụng thiết thực, phù hợp thực tiễn giáo dục và giảng dạy).
1.2. Đối tượng nghiên cứu, thực hiện của đề tài
(Nhóm học sinh hoặc lớp, trường, huyện …)
2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài (Xét về mặt lý thuyết ?)
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4 Kết quả áp dụng đề tài (Hiệu quả của SKKN)
(Nêu rõ những điểm mới trong kết quả nghiên cứu, có số liệu so sánh cụ thể trước và sau khi thực hiện đề tài).
III. Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm (những sáng kiến mà bản thân rút ra từ thực tế khi thực hiện đề tài).
2. Những đề xuất, kiến nghị (Với nhà trường, với cấp ủy, chính quyền, với ngành…)
Cá nhân ký tên, có xác nhận của Hội đồng Khoa học nhà trường về hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại cơ sở; để 1 phần trống cuối cùng ghi: Xác nhận của Hội đồng Khoa học Phòng Giáo dục & Đào tạo.

Chú ý:  2. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm
Trong bảng trên, những phần in đậm là nội dung chính trong cấu trúc của đề tài
Gợi ý về nội dung  các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm:
+ Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài )       
 Phần này chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể cần trình bày được các ý chính sau đây:
* Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác
mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
* Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục, công tác khác......
 * Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
Từ những ý đó, khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.
+ Giải quyết vấn đề: ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
  Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:
* Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc  nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
  * Thực trạng của vấn đề: Trình bày những thuận lợi, khó khăn đã gặp phải trong vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Nghĩa
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)