Hsg9

Chia sẻ bởi Lê Thị Hoa | Ngày 15/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: hsg9 thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9
HÀ NỘI 2013 - 2014

Môn thi: Sinh học
Ngày thi: 31 tháng 3 năm 2014
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu I (3,0 điểm)
1. Trong các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm, nhân tố nào quan trọng hơn cả đối với sự sống ? Tại sao ?
2. Giới hạn sinh thái là gì ? Cho một ví dụ minh họa. Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó ?
3. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể. Trong các đặc trưng này, đặc trưng nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Câu II (3,5 điểm)
1. Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã sinh vật ? Cho ví dụ minh họa.
2. Giải thích tại sao:
a. trong một chuỗi thức ăn thường có không quá 6 mắt xích.
b. trong quần xã có độ đa dạng loài càng cao, lưới thức ăn càng có nhiều chuỗi thức ăn thì quần xã càng ổn định.
3. Vì sao trong cùng một thời gian, số thế hệ của mỗi loài động vật biến nhiệt ở vùng nhiệt đới lại nhiều hơn số thế hệ của cùng loài đó ở vùng ôn đới ?
Câu III (3,0 điểm)
1. So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN. Vì sao ARN thông tin được xem là bản sao của gen cấu trúc ?
2. Trong cấu trúc không gian của ADN, nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào ?
Trình bày hệ quả của nguyên tắc bổ sung.
3. Giải thích tại sao:
a. trong chọn giống vật nuôi, người ta chỉ áp dụng phương pháp gây đột biến với những nhóm động vật bậc thấp.
b. trong chọn giống vật nuôi và cây trồng người ta thường dùng tia tử ngoại để xử lý các đối tượng có kích thước bé.
Câu IV (3,0 điểm)
1. Thường biến là gì ? Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Phân tích một ví dụ minh họa.
2. Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội (2n + 1). Cho 2 ví dụ về đột biến dị bội ở người, nêu đặc điểm của người mang đột biến đó.
3. Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật như sau: Aa Ee XX.
Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau ? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó.
Câu V (2,0 điểm)
1. Thế nào là lai kinh tế ? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức nào ? Cho ví dụ.
2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn thường dẫn đến thoái hóa nhưng trong chọn giống người ta vẫn thường dùng phương pháp này ?
3. Trình bày các thao tác trong thực hành giao phấn ở cây lúa.
Câu VI (2,0 điểm)
1. Nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmon Insulin (chữa bệnh đái tháo đường ở người). Tại sao hiện nay E.coli thường được dùng làm tế bào nhận phổ biến trong kỹ thuật gen ?
2. Công nghệ sinh học là gì ? Kể tên các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại.
Câu VII (3,5 điểm)
1. Một gen có tích của hai loại nucleotit bổ sung cho nhau bằng 9% tổng số nucleotit của gen.
a. Tính % từng loại nucleotit trong gen trên.
b. Nếu gen đó có số lượng nucleotit loại guanin là 720, hãy xác định: số lượng các loại nucleotit còn lại trong gen và số lượng các loại nucleotit môi trường nội bào cần cung cấp cho gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp.
2. Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 2 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 150 quả đỏ, tròn; 151 quả đỏ, dẹt; 51 quả vàng, tròn; 50 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 180 quả đỏ, tròn; 181 quả vàng, tròn; 61 quả đỏ, dẹt; 60 quả vàng, dẹt.
Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hoa
Dung lượng: 144,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)