HSG3 BuNho2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hợi | Ngày 14/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: HSG3 BuNho2014 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HSG VẬT LÍ THCS BÙ NHO NĂM HỌC 2013-2014. vòng 3
Thời gian: 150 phút( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Vào lúc 7h một chiếc xe tải xuất phát từ A chạy thẳng đều đến địa điểm B cách A 130km với vận tốc V1 = 30km/h. Sau khi chạy được 2 giờ đến địa điểm C xe tải nghỉ 30 phút rồi chạy tiếp về B với vận tốc không đổi V2 = 35km/h. Tại thời điểm xe tải xuất phát ở C, một xe con xuất phát từ A chạy đến B với vận tốc không đổi V3 = 75km/h. Hãy tính:
Vận tốc trung bình của xe tải trên đoạn đường AB
2. Sau thời gian bao lâu kể từ khi xe con xuất phát, xe con đuổi kịp xe tải? Vị trí đuổi kịp cách A bao nhiêu km?

Câu 2: Trên một đại lộ có một đoàn xe con diễu hành, khoảng cách giữa các xe bằng nhau. Một cảnh sát giao thông đi xe mô tô cùng chiều với đoàn xe nhận thấy rằng: Nếu xe của anh ta có vận tốc V1 = 32km/h thì cứ sau t1 = 15s các xe con lại vượt qua anh, còn nếu vận tốc của xe anh là V2 = 40km/h thì cứ sau mỗi thời gian t2 = 25s anh lại vượt qua từng xe của đoàn.
Hãy xác định vận tốc của đoàn xe con và khoảng cách giữa các xe trong đoàn.

Câu 3: Trong một bình cách nhiệt có chứa một lượng nước m1 ở nhiệt độ t1= 400C. Người ta thả một lượng nước đá m2 ở nhiệt độ t2 = 00C vào bình. Khi cân bằng nhiệt, trong bình có m = 2,5kg nước ở nhiệt độ t3 = 100C.
Xác định m1 và m2.
Sau đó đặt vào bình này một dây nung có công suất không đổi, thấy rằng sau thời gian 15phút thì nước sôi. Hỏi sau bao lâu nữa thì một nữa lượng nước trong bình sẽ hóa hơi hết?
Biết nhiệt nóng chảy của nước đá, nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi của nước lần lượt là:  = 3,36.105J/kg, C = 4200J/kg.K, L = 2,3.106J/kg. Bỏ qua sự hóa hơi của nước trước khi sôi.

Câu 4: Một miếng gỗ khối hộp lập phương có cạnh 10cm được thả vào một chậu nước (hình vẽ). Biết khối lượng riêng của gỗ và nước lần lượt là 800kg/m3 và 1000kg/m3.
Hãy phân tích các lực tác dụng lên miếng gỗ.
Miếng gỗ ngập sâu trong nước bao nhiêu?

Câu 5: Cho hệ thống cân bằng như hình vẽ 1. Thanh AB quay quanh bản lề tại A ( trọng lượng thanh AB coi không đáng kể). Đầu B được nối với sợi dây, vắt qua ròng rọc, nối với vật m1 có khối lượng 100kg. Biết AO = 3m, OB = 6m, DC = 3m, DE = 5m. Dây song song với mặt phẳng nghiêng, ma sát không đáng kể.
a) Tính khối lượng vật m2.
b) Thực tế ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng không bỏ qua, ma sát ở ròng rọc vẫn bỏ qua. Biết hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 80%. Khi đó người ta phải thay vật m2 bằng vật m3 có khối lượng bằng bao nhiêu để hệ thống cân bằng? Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hợi
Dung lượng: 39,50KB| Lượt tài: 10
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)