HSG Vinh Tuong - Vinh Phuc 2011 - 2012
Chia sẻ bởi Trần Mạnh Cường |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: HSG Vinh Tuong - Vinh Phuc 2011 - 2012 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1( 2 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du - NXB Văn hóa 2002)
Câu 2 ( 1 điểm):
Viết một đoạn văn trình bày về vai trò, ý nghĩa của chi tiết chiếc lược ngà trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 3 (7 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ......................
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011 - 2012
Câu 1( 2 điểm):
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh viết thành bài văn ngắn. Bố cục bài viết đầy đủ, rõ ràng.
- Biết phân tích, bình giá vẻ đẹp của đoạn thơ về nội dung, nghệ thuật. Văn viết trong sáng, mạch lạc, có cảm xúc.
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng song cần đạt được một số ý chính như sau:
- Xuất xứ đoạn thơ: Nhân ngày tết thanh minh, ba chị em Kiều đi tảo mộ và chơi xuân. Buổi chiều tà trên đường về, họ gặp Kim Trọng- một văn nhân tài tử. Nhận ra Vương Quan, Kim Trọng xuống ngựa chào, “hai nàng e lệ nép vào dưới hoa”. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa trai tài gái sắc làm cho chàng Kim “chập chờn cơn tỉnh cơn mê”. Cuộc chia tay không một lời hẹn nhưng vẫn chứa chan nghĩa tình.
- Nội dung: Đoạn thơ là cuộc chia tay chứa chan cảm xúc của Kim - Kiều trong khoảnh khắc chiều xuân.
- Hai câu đầu: Bóng tà……………. ghé theo
Lối so sánh “Bóng tà như giục cơn buồn” gợi một không gian võ vàng nắng chiều, nhuốm đầy nỗi buồn của chàng Kim khi nhận ra “bóng tà”. Thời gian chiều tà, hoàng hôn nhắc nhở Kim Trọng đã đến giây phút phải từ giã, phải chia tay. Câu thơ thứ hai tách thành hai vế tương xứng “Khách đà lên ngựa// người còn ghé theo”. Các từ trong sắc thái ý nghĩa đối lập “đà - còn” ẩn chứa một điều rất thú vị. Chàng Kim lên ngựa nhưng tấm lòng còn vương vấn// ánh mắt còn ghé theo của Kiều như thầm lặng, khao khát bày tỏ tình cảm yêu thương, như muốn lưu giữ mãi, níu lại hình bóng của chàng Kim khi vó ngựa đã xa dần
- Hai câu cuối: Dưới cầu….thướt tha
Bình đối “dưới cầu// trên cầu” mở ra không gian hai chiều có màu xanh của nước, có dáng liễu bay thướt tha. Hai câu thơ vẽ lên một bức tranh thủy mặc thanh thoát, huyền ảo tuyệt vời. Cảnh vật và buổi chiều xuân như trầm lắng, đồng càm với tấm lòng vương vấn, luyến nhớ của một tình yêu đẹp, trong trắng trong buổi đầu. Hình ảnh ẩn dụ “tơ liễu” cùng với từ láy “thướt tha” vừa gợi tả những cành liễu, lá liễu dài nhẹ rủ xuống, vừa ẩn chứa bao ý tình xôn xao. Ngoại cảnh hòa cùng tâm cảnh thể hiện nỗi lòng bâng khuâng, xao xuyến, thiết tha của Thúy Kiều và Kim Trọng.
Câu 2 (1 điểm):
- Học sinh phải trình bày trong một đoạn văn theo đúng quy ước.
- Các ý chính cần đạt:
Chi tiết “Chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm.
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1( 2 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du - NXB Văn hóa 2002)
Câu 2 ( 1 điểm):
Viết một đoạn văn trình bày về vai trò, ý nghĩa của chi tiết chiếc lược ngà trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 3 (7 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ......................
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011 - 2012
Câu 1( 2 điểm):
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh viết thành bài văn ngắn. Bố cục bài viết đầy đủ, rõ ràng.
- Biết phân tích, bình giá vẻ đẹp của đoạn thơ về nội dung, nghệ thuật. Văn viết trong sáng, mạch lạc, có cảm xúc.
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng song cần đạt được một số ý chính như sau:
- Xuất xứ đoạn thơ: Nhân ngày tết thanh minh, ba chị em Kiều đi tảo mộ và chơi xuân. Buổi chiều tà trên đường về, họ gặp Kim Trọng- một văn nhân tài tử. Nhận ra Vương Quan, Kim Trọng xuống ngựa chào, “hai nàng e lệ nép vào dưới hoa”. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa trai tài gái sắc làm cho chàng Kim “chập chờn cơn tỉnh cơn mê”. Cuộc chia tay không một lời hẹn nhưng vẫn chứa chan nghĩa tình.
- Nội dung: Đoạn thơ là cuộc chia tay chứa chan cảm xúc của Kim - Kiều trong khoảnh khắc chiều xuân.
- Hai câu đầu: Bóng tà……………. ghé theo
Lối so sánh “Bóng tà như giục cơn buồn” gợi một không gian võ vàng nắng chiều, nhuốm đầy nỗi buồn của chàng Kim khi nhận ra “bóng tà”. Thời gian chiều tà, hoàng hôn nhắc nhở Kim Trọng đã đến giây phút phải từ giã, phải chia tay. Câu thơ thứ hai tách thành hai vế tương xứng “Khách đà lên ngựa// người còn ghé theo”. Các từ trong sắc thái ý nghĩa đối lập “đà - còn” ẩn chứa một điều rất thú vị. Chàng Kim lên ngựa nhưng tấm lòng còn vương vấn// ánh mắt còn ghé theo của Kiều như thầm lặng, khao khát bày tỏ tình cảm yêu thương, như muốn lưu giữ mãi, níu lại hình bóng của chàng Kim khi vó ngựa đã xa dần
- Hai câu cuối: Dưới cầu….thướt tha
Bình đối “dưới cầu// trên cầu” mở ra không gian hai chiều có màu xanh của nước, có dáng liễu bay thướt tha. Hai câu thơ vẽ lên một bức tranh thủy mặc thanh thoát, huyền ảo tuyệt vời. Cảnh vật và buổi chiều xuân như trầm lắng, đồng càm với tấm lòng vương vấn, luyến nhớ của một tình yêu đẹp, trong trắng trong buổi đầu. Hình ảnh ẩn dụ “tơ liễu” cùng với từ láy “thướt tha” vừa gợi tả những cành liễu, lá liễu dài nhẹ rủ xuống, vừa ẩn chứa bao ý tình xôn xao. Ngoại cảnh hòa cùng tâm cảnh thể hiện nỗi lòng bâng khuâng, xao xuyến, thiết tha của Thúy Kiều và Kim Trọng.
Câu 2 (1 điểm):
- Học sinh phải trình bày trong một đoạn văn theo đúng quy ước.
- Các ý chính cần đạt:
Chi tiết “Chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Mạnh Cường
Dung lượng: 70,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)