HSG Văn 9_Đáp án 3
Chia sẻ bởi Trần Phương |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: HSG Văn 9_Đáp án 3 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Sở giáo dục-đào tạo
Nam định
đáp án và hướng dẫn chấm thi hsg
Năm học 2007-2008
Môn: ngữ văn Lớp 9
Câu 1: 4,0 điểm
* Yêu cầu:
- Tìm được 4 từ tượng thanh mô phỏng đúng 4 âm thanh khác nhau của gió.
- Đặt được 4 câu, mỗi câu sử dụng đúng một từ tượng thanh đã tìm được, ở trên.
* Cách cho điểm :
- Tìm được một từ tượng thanh đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
- Đặt được một câu đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
Câu 2: 8,0 điểm
* Yêu cầu:
Bộc lộ cảm thụ về cái hay của đoạn thơ :
- Đoạn thơ khép lại bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, tập trung thể hiện những cảm xúc, suy tưởng chân thành của nhà thơ đối với trăng, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, với những năm tháng quá khứ gian lao chung thuỷ, nghĩa tình, khi đất nước không còn chiến tranh, nhà thơ đang sống ở thời hiện đại, nơi phố phường đầy đủ tiện nghi. (ĐTK: 1,0)
- Vào đầu đoạn thơ là một cảnh huống xảy ra bất thường làm xô dậy cảm xúc tự nhiên, bất ngờ trong lòng nhà thơ ( Thình lình đèn điện tắt – phòng buyn-đinh tối om – vội bật tung cửa sổ - đột ngột vầng trăng tròn). (ĐTK: 1,5)
- Từ thế nhìn trực diện, đối mặt, với cảm xúc thiết tha, thành kính, nhà thơ đã nhận ra trăng “như là đồng là bể – như là sông là rừng”, là thiên nhiên, đất nước, là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, là những kỷ niệm của suốt thời tuổi nhỏ, của những năm tháng kháng chiến gian lao, nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. (ĐTK: 2,0)
- Mạch cảm xúc, suy tưởng của nhà thơ đã phát triển thành chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý về trăng. Trăng tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, rộng lượng (Trăng cứ tròn vành vạnh – kể chi người vô tình). Trăng là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc, đang nhắc nhở nhà thơ cùng mọi người (ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. (ĐTK: 2,0)
- Lời thơ kết hợp tự sự với trữ tình; giọng thơ đến đoạn này chuyển từ tâm tình, tha thiết sang trầm lắng, suy tư, triết lý; hình ảnh thơ bình dị, hàm súc, giàu sức khơi gợi và mang nhiều ý nghĩa biểu trưng; tất cả tập trung, thống nhất khơi dậy mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, đạo lý sống thuỷ chung truyền thống của dân tộc và cảnh tỉnh con người trong cuộc sống hiện đại, thời bình.
(ĐTK: 1,5)
* Cách cho điểm :
a) Điểm 7- 8: c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phương
Dung lượng: 43,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)