HSG Văn 9_Đáp án 1
Chia sẻ bởi Trần Phương |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: HSG Văn 9_Đáp án 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
sở giáo dục - đào tạo đáp án và hướng dẫn chấm thi
nam định học sinh giỏi lớp 9 thcs
Năm học 2006 - 2007
đề chính thức môn: Ngữ văn
Tổng điểm cho cả bài thi: 20,0 điểm; phân chia như sau:
CÂU I : 4,0 điểm
* Yêu cầu:
Chỉ ra tên rồi phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng ở câu thơ (các câu thơ) in nghiêng trong các đoạn thơ; cụ thể:
a) - Phép tu từ từ vựng được sử dụng: so sánh.
- Cái hay là: nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên “vì sao” sáng đẹp, lung linh, mang sức sống trường tồn để so sánh làm ngời lên vẻ sáng đẹp, lung linh, cùng với sức sống trường tồn của “Đất nước”.
b) Phép tu từ từ vựng được sử dụng: ẩn dụ.
- Cái hay là: nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên “mặt trời” rạng rỡ, dồi dào sự sống và là nguồn cung cấp sự sống cho muôn loài để ví ngầm với Bác, từ đó, làm ngời lên hình ảnh rạng rỡ cùng với vai trò, vị trí lớn lao của Bác trong tâm hồn dân tộc.
c) - Phép tu từ từ vựng được sử dụng: nhân hoá .
- Cái hay là: ở đây, Bác đã hoá trăng, một đối tượng tự nhiên thành một người bạn tri âm, tri kỷ cùng mình.
d) - Phép tu từ từ vựng được sử dụng: điệp ngữ.
- Cái hay là: hình ảnh “ Một bếp lửa” quen thuộc, bình dị, ấp ủ tình nhà, tình đời ấm ấp được hiển hiện lại, gây ấn tượng đậm, khơi gợi biết bao cảm xúc, suy ngẫm cho tâm hồn người.
* Cách cho điểm:
Đối với mỗi trường hợp: 1) Chỉ ra đúng phép tu từ từ vựng được sử dụng: cho 0,25 điểm; 2) Phân tích được cái hay của phép tu từ đó: cho 0,75 điểm.
CÂU II : 6,0 điểm
* Yêu cầu:
Cảm nhận được:
Đây là đoạn văn dựng lại cảnh ngộ: sau khi sang nhà bà ngoại, được bà giải thích, bé Thu hiểu ra vì sao ba nó có cái thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ ở nó đã được giải toả; trong buổi sáng, trước phút ông Sáu phải lên đường, lần đầu tiên, bất ngờ, bé Thu cất tiếng gọi “ba”, rồi nó “chạy thót lên”, níu giữ, liên tiếp hôn lấy hôn để “cùng khắp” ba nó.
Nhà văn đã sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, các yếu tố miêu tả, nghị luận,v.v. cùng tập trung biểu đạt thật ấn tượng, sinh động và cảm động các tình tiết, tiếng nói, hành động toả sáng tình yêu ba hồn nhiên, mạnh mẽ, thắm thiết, có pha hoà cả nỗi niềm cảm xúc hối hận chân thành của bé Thu.
Thái độ cùng hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn mà vẫn kết hoà vào mạch phát triển
nam định học sinh giỏi lớp 9 thcs
Năm học 2006 - 2007
đề chính thức môn: Ngữ văn
Tổng điểm cho cả bài thi: 20,0 điểm; phân chia như sau:
CÂU I : 4,0 điểm
* Yêu cầu:
Chỉ ra tên rồi phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng ở câu thơ (các câu thơ) in nghiêng trong các đoạn thơ; cụ thể:
a) - Phép tu từ từ vựng được sử dụng: so sánh.
- Cái hay là: nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên “vì sao” sáng đẹp, lung linh, mang sức sống trường tồn để so sánh làm ngời lên vẻ sáng đẹp, lung linh, cùng với sức sống trường tồn của “Đất nước”.
b) Phép tu từ từ vựng được sử dụng: ẩn dụ.
- Cái hay là: nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên “mặt trời” rạng rỡ, dồi dào sự sống và là nguồn cung cấp sự sống cho muôn loài để ví ngầm với Bác, từ đó, làm ngời lên hình ảnh rạng rỡ cùng với vai trò, vị trí lớn lao của Bác trong tâm hồn dân tộc.
c) - Phép tu từ từ vựng được sử dụng: nhân hoá .
- Cái hay là: ở đây, Bác đã hoá trăng, một đối tượng tự nhiên thành một người bạn tri âm, tri kỷ cùng mình.
d) - Phép tu từ từ vựng được sử dụng: điệp ngữ.
- Cái hay là: hình ảnh “ Một bếp lửa” quen thuộc, bình dị, ấp ủ tình nhà, tình đời ấm ấp được hiển hiện lại, gây ấn tượng đậm, khơi gợi biết bao cảm xúc, suy ngẫm cho tâm hồn người.
* Cách cho điểm:
Đối với mỗi trường hợp: 1) Chỉ ra đúng phép tu từ từ vựng được sử dụng: cho 0,25 điểm; 2) Phân tích được cái hay của phép tu từ đó: cho 0,75 điểm.
CÂU II : 6,0 điểm
* Yêu cầu:
Cảm nhận được:
Đây là đoạn văn dựng lại cảnh ngộ: sau khi sang nhà bà ngoại, được bà giải thích, bé Thu hiểu ra vì sao ba nó có cái thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ ở nó đã được giải toả; trong buổi sáng, trước phút ông Sáu phải lên đường, lần đầu tiên, bất ngờ, bé Thu cất tiếng gọi “ba”, rồi nó “chạy thót lên”, níu giữ, liên tiếp hôn lấy hôn để “cùng khắp” ba nó.
Nhà văn đã sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, các yếu tố miêu tả, nghị luận,v.v. cùng tập trung biểu đạt thật ấn tượng, sinh động và cảm động các tình tiết, tiếng nói, hành động toả sáng tình yêu ba hồn nhiên, mạnh mẽ, thắm thiết, có pha hoà cả nỗi niềm cảm xúc hối hận chân thành của bé Thu.
Thái độ cùng hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn mà vẫn kết hoà vào mạch phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phương
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)