Hsg văn 9

Chia sẻ bởi Khánh Ly | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: hsg văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS DÂN HOÀ NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN : NGỮ VĂN
(Thời gian: 150 phút)
Câu 1(4 điểm)
Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cỏ mùa xuân dưới đây:
- Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
- Cỏ non xanh tận chân trời.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mỗi câu thơ, cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận riêng, điều đó cho ta thấy đặc điểm gì của thơ ca, nếu thiếu nó nghệ thuật sẽ thế nào?
Câu 2 (6 điểm):
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ?
Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1trang giấy thi) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (10 điểm):
“ Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới”.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
................. Hết .............................

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
Câu 1(4 điểm)

*Yêu cầu hình thức:
-Học sinh viết dưới dạng một bài văn ngắn
-Lời văn trong sáng,mạch lạc,giàu cảm xúc
*Yều cầu nội dung
a. Học sinh cần cảm thụ được vẻ đẹp riêng của mỗi câu thơ.
- “ Cỏ xanh như khói” là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân, “như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa…vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa (ở bến đò) lại qua màn mưa xuân giăng mắc…một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế. (1đ)
- Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: “xanh tận chân trời”, màu xanh mênh mang, mơn mởn của cỏ non làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo “ cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét,…Câu thơ rất giàu chất hội họa. (1đ)
- Câu thơ của Hàn Mạc Tử có thể là một sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở thi liệu ( mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ): ở tính chất động “ sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”; ở chiều rộng của không gian “ tới trời”. Nhưng sáng tạo là hình ảnh “ sóng cỏ…gợn…” tả cỏ mà gợn cả ngọn gió nhẹ của mùa xuân. (1đ)
b. Trên cơ sở đó cần chỉ ra:
- Mỗi thi nhân cảm nhận một vẻ đẹp riêng của cỏ ở góc nhìn khác nhau đó là đặc điểm sáng tạo trong thơ ca của người nghệ sĩ.
- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sự lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân và những sự vật được miêu tả không thể biến hóa khôn lường, sống động như ở những câu thơ trên, (1đ)

Câu 2( 6 điểm )
* Về kĩ năng: (1đ)
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khánh Ly
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)