Hsg van
Chia sẻ bởi Trần Thùy Linh |
Ngày 10/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: hsg van thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
Câu 1. ( 2,0 điểm)
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.”
Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. (6,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một bài viết ngắn gọn (không quá 15 dòng tờ giấy thi): “ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…”
Trích bài thơ Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa
Câu 3. (12,0 điểm):
Dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Câu 1. 2 điểm
+ Phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên là: Phép nhân hóa. 1,0 điểm
+ Tác dụng: ca ngợi vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu của cây tre, đồng
thời khẳng định: cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2 6,0 điểm
* Yêu cầu:
Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không yêu cầu phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản như sau:
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra điều kì diệu trong hạt gạo nhỏ bé bình dị. Hạt gạo là hình ảnh của sự vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, một nắng hai sương để nuôi sống con người. Hạt gạo cũng là món quà thơm thảo của quê hương đất nước nhiều nắng mưa, bão bùng nhưng thấm đẫm hương thơm, vị ngọt, thấm đẫm tình quê hương gia đình trong lời hát, lời ru của mẹ… 2 điểm
+ Nét đặc sắc nhất của đoạn thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả: Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...Đây là một hình ảnh thơ đẹp, xúc động về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ, rộng ra là người nông dân Việt Nam để làm ra hạt gạo-hạt vàng làng ta. 2 điểm
+ Những câu thơ như những lời ca, không chỉ là lời ca về hạt gạo mà còn là lời ca về đất nước, về con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau ... Đoạn thơ còn đặc sắc ở nghệ thuật( thể thơ 4 chữ như câu hát đồng dao; ở những hình ảnh bình dị nhưng ám ảnh; ở ngôn ngữ mộc mạc; ở biện pháp nghệ thuật điệp từ, so sánh, tương phản đối lập…)
Câu 3
1) Yêu cầu:
- Học sinh dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), để viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
- Yêu cầu hs phải thuộc và nhớ được nội dung bài thơ, dùng ngôi thứ nhất (nhân vật tôi – anh đội viên để kể lại câu chuyện). Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện từ văn bản thơ, có kết hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng ...
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ... Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng chuyện kể phải theo diễn biến sự việc như trình tự bài thơ và nêu được các ý cơ bản như sau:
* Mở bài: 2,0 điểm
Giới thiệu câu chuyện:
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện... 1,0 điểm
- Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch ... 1,0điểm
* Thân bài: 7,0 điểm
Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến,
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.”
Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. (6,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một bài viết ngắn gọn (không quá 15 dòng tờ giấy thi): “ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…”
Trích bài thơ Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa
Câu 3. (12,0 điểm):
Dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Câu 1. 2 điểm
+ Phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên là: Phép nhân hóa. 1,0 điểm
+ Tác dụng: ca ngợi vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu của cây tre, đồng
thời khẳng định: cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2 6,0 điểm
* Yêu cầu:
Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không yêu cầu phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản như sau:
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra điều kì diệu trong hạt gạo nhỏ bé bình dị. Hạt gạo là hình ảnh của sự vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, một nắng hai sương để nuôi sống con người. Hạt gạo cũng là món quà thơm thảo của quê hương đất nước nhiều nắng mưa, bão bùng nhưng thấm đẫm hương thơm, vị ngọt, thấm đẫm tình quê hương gia đình trong lời hát, lời ru của mẹ… 2 điểm
+ Nét đặc sắc nhất của đoạn thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả: Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...Đây là một hình ảnh thơ đẹp, xúc động về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ, rộng ra là người nông dân Việt Nam để làm ra hạt gạo-hạt vàng làng ta. 2 điểm
+ Những câu thơ như những lời ca, không chỉ là lời ca về hạt gạo mà còn là lời ca về đất nước, về con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau ... Đoạn thơ còn đặc sắc ở nghệ thuật( thể thơ 4 chữ như câu hát đồng dao; ở những hình ảnh bình dị nhưng ám ảnh; ở ngôn ngữ mộc mạc; ở biện pháp nghệ thuật điệp từ, so sánh, tương phản đối lập…)
Câu 3
1) Yêu cầu:
- Học sinh dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), để viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
- Yêu cầu hs phải thuộc và nhớ được nội dung bài thơ, dùng ngôi thứ nhất (nhân vật tôi – anh đội viên để kể lại câu chuyện). Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện từ văn bản thơ, có kết hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng ...
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ... Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng chuyện kể phải theo diễn biến sự việc như trình tự bài thơ và nêu được các ý cơ bản như sau:
* Mở bài: 2,0 điểm
Giới thiệu câu chuyện:
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện... 1,0 điểm
- Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch ... 1,0điểm
* Thân bài: 7,0 điểm
Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thùy Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)