Hsg tỉnh quảng ninh 2014

Chia sẻ bởi Hoàng Giang | Ngày 15/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: hsg tỉnh quảng ninh 2014 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHỌN HSG TỈNH QUẢNG NINH 2014- 2015

Câu 1 ( 4,5đ)
Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp sản xuất canxi oxit bằng lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp.
Trên bao bì một loại phân bón hóa học có ghi kí hiệu như sau: NPK 20-10-10
Em hãy giải thích ý nghĩa hóa học của kí hiệu trên
Tính hàm lượng phần trăm của các nguyên tố N, P và K có trong loại phân bón đó.
Chỉ dùng H2O và một hóa chất, hãy phân biệt các chất sau: rượu etylic, axit axetic, benzen.
Câu 2 ( 4,5đ)
Hỗn hợp X gồm CuO và một oxit sắt. Dẫn 1 lượng dư khí CO đi qua 5,4g hỗn hợp X nung nóng, thu được 3,96g chất rắn. Cho toàn bộ lượng chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,008 lít khí ( đktc). Hãy xác định công thức của oxit sắt có trong hỗn hợp X. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thêm 3g MnO2 vào 197g hỗn hợp gồm KCl và KClO3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và nung nóng hỗn hợp X, thu được chất rắn nặng 152g một lượng khí A.
Thí nghiệm 2: Cho 1 lượng sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 167,4g; thu được một lượng khí B.
Thí nghiệm 3: Cho 1,74g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư, đun nhẹ, thu được 1 lượng khí D.
Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, khí B và khí D thu được ở 3 thí nghiệm trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ lên cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ bình về 250C thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất.
Viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm trên và tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch Y. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 3( 3,5đ)
Khi cho canxi cacbua vào nước thu được hidrocacbon A là chất khí không màu. Hidrocacbon B có hàm lượng % của nguyên tố H đúng bằng hàm lượng % của nguyên tố H trong A và có PTK= 78 ( hidrocacbon B có cấu tạo mạch vòng, các liên kết đôi xen kẽ liên kết đơn). Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ Dẫn khí A vào dung dịch brom loãng
+ Cho hidrocacbon B vào ống nghiệm đựng nước cất, lắc nhẹ, để yên.
+ Đun nóng hỗn hợp gồm hidrocacbon B và brom với 1 ít bột sắt.
Nêu hiện tượng, viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm trên
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm metan và etilen bằng oxi dư rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư, phản ứng hoàn toàn, thu được 200g dung dịch có nồng độ muối là
53a
15%. Tính thành phần % theo khối lượng của các chất có trong hỗn hợp X ban đầu.
Câu 4: ( 3,0đ)
Đổ dung dịch X vào dung dịch A thu được dung dịch chỉ chứa muối Na2CO3, không tạo chất kết tủa hay dễ bay hơi. Hãy cho biết trong dung dịch X và dung dịch A có thể có những chất tan nào?
Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch rượu etylic ở nồng độ thấp. Hãy tính khối lượng giấm ăn 5% thu được khi lên men 50 lít rượu etylic 40. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80%; khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml
Câu 5 ( 4,5đ)
Hòa tan m1 gam kim loại Cu trong 41,61 ml dung dịch H2SO4 96% ( D= 1,84g/ ml) đun nóng được dung dịch A. Làm nguội và pha loãng dung dịch A được dung dịch B. Nhúng một thanh kim loại Fe nặng m2 gam vào dung dịch B, phản ứng kết thúc nhấc thanh sắt ra, rửa sạch, làm khô và cân lên thấy khối lượng cũng là m2 gam. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ lượng kim loại sinh ra bám hết vào thanh kim loại Fe. Viết các PTHH và tìm giá trị m1.
Cho một hỗn hợp khí A gồm 4 khí là N2; O2; N2O và X. Hỗn hợp A có tỉ khối so với khí CH4 bằng 1,3625. Trong hỗn hợp A, khí N2O chiếm 20% về thể tích còn khí X có thể tích gấp đôi thể tích của khí N2O. Giả thiết trong điều kiện thí nghiệm, các khí trong A không phản ứng với nhau.
Tìm CTPT của khí X biết phân tử X gồm 2 nguyên tử.
Tính thành phần % về thể tích khí N2, khí O2 trong hỗn hợp A.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Giang
Dung lượng: 15,12KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)