HSG SỬ 9 HUẾ 2 - CÓ ĐÁP ÁN
Chia sẻ bởi Trần Thị Loan |
Ngày 16/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: HSG SỬ 9 HUẾ 2 - CÓ ĐÁP ÁN thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: LỊCH SỬ 9. Thời gian làm bài: 120 phút
––––––––––––––––––
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1: (6 điểm)
1.1. Hãy nêu vắn tắt nguyên nhân, nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta?
1.2. Từ những hiểu biết của bản thân về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, em hãy:
1.2a. Hoàn tất niên biểu lịch sử theo bảng sau:
Mốc thời gian
Sự kiện lịch sử
1858
Chiến sự Gia Định.
1862
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
1874
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
1.2b. Vì sao có thể nói rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta.
Câu 2: ( điểm)
2.1. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
2.2. Ý nghĩa của việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 3: ( điểm)
Các hình thức và ý nghĩa của cách mạng tư sản thời cận đại?
Câu 4: ( điểm)
4.1. Nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
4.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 5: ( điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á đã có những biến đổi to lớn gì?
––––––––––––––––––––––––––
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010. MÔN: LỊCH SỬ 9.
––––––––––––––––––
Đáp án
Điểm
Câu 1: (6 điểm)
1.1. (1,5 điểm)
a. Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa: Bản chất tàn bạo, tham lam của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu mở rộng thị trường của CNTB, …
+ Nguyên nhân trực tiếp: Sự yếu đuối, bạc nhược, các chính sách thủ cựu của triều đình nhà Nguyễn.
1,0
b. Nguyên cớ: Chiêu bài bảo vệ đạo Gia tô của thực dân Pháp.
0,5
1.2a. (1,5 điểm. Mỗi ý đúng, chấm 0,25 điểm)
Mốc thời gian
Sự kiện lịch sử
1858
Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
1,5
1859
Chiến sự Gia Định.
1862
Hiệp ước Nhâm Tuất.
1873
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
1874
Hiệp ước Giáp Tuất.
1884
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
1.2b. (3 điểm)
– Về kinh tế:
+ Về nông nghiệp: Phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ, cường hào. Nhà nước lớn tiếng hô hào “trọng nông”, nhưng trên thực tế, không có biện pháp gì để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Về công thương nghiệp: Chính sách ức thương bên trong và tỏa cảng đối với bên ngoài đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển nền kinh tế đất nước.
1,0
– Về thái độ của nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
+ Trước nguy cơ bị xâm lược nhưng triều Nguyễn vẫn tiếp tục các chính sách sai lầm, thiển cận làm cho thế nước này càng suy yếu.
+ Khi phải đối mặt với chiến tranh, triều đình chậm trễ, do dự và không có đường lới chính sách rõ ràng, không có quyết tâm chống giặc đến cùng; bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể đánh bại quân địch ra khỏi bờ cõi.
+ Tư tưởng chủ hòa trong bộ phận quan lại chóp bu của triều đình đã chi phối và đã dẫn triều đình đến chỗ đầu hàng.
+ Muốn bảo vệ toàn quyền thống trị của dòng họ và giai cấp, triều đình đã phản bội cuộc kháng chiến của quần chúng nhân dân, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác với kẻ thù và cuối cùng thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp đối với nước ta.
1,75
– Từ các nguyên
–––––––––––––––
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: LỊCH SỬ 9. Thời gian làm bài: 120 phút
––––––––––––––––––
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1: (6 điểm)
1.1. Hãy nêu vắn tắt nguyên nhân, nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta?
1.2. Từ những hiểu biết của bản thân về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, em hãy:
1.2a. Hoàn tất niên biểu lịch sử theo bảng sau:
Mốc thời gian
Sự kiện lịch sử
1858
Chiến sự Gia Định.
1862
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
1874
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
1.2b. Vì sao có thể nói rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta.
Câu 2: ( điểm)
2.1. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
2.2. Ý nghĩa của việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 3: ( điểm)
Các hình thức và ý nghĩa của cách mạng tư sản thời cận đại?
Câu 4: ( điểm)
4.1. Nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
4.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 5: ( điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á đã có những biến đổi to lớn gì?
––––––––––––––––––––––––––
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010. MÔN: LỊCH SỬ 9.
––––––––––––––––––
Đáp án
Điểm
Câu 1: (6 điểm)
1.1. (1,5 điểm)
a. Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa: Bản chất tàn bạo, tham lam của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu mở rộng thị trường của CNTB, …
+ Nguyên nhân trực tiếp: Sự yếu đuối, bạc nhược, các chính sách thủ cựu của triều đình nhà Nguyễn.
1,0
b. Nguyên cớ: Chiêu bài bảo vệ đạo Gia tô của thực dân Pháp.
0,5
1.2a. (1,5 điểm. Mỗi ý đúng, chấm 0,25 điểm)
Mốc thời gian
Sự kiện lịch sử
1858
Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
1,5
1859
Chiến sự Gia Định.
1862
Hiệp ước Nhâm Tuất.
1873
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
1874
Hiệp ước Giáp Tuất.
1884
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
1.2b. (3 điểm)
– Về kinh tế:
+ Về nông nghiệp: Phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ, cường hào. Nhà nước lớn tiếng hô hào “trọng nông”, nhưng trên thực tế, không có biện pháp gì để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Về công thương nghiệp: Chính sách ức thương bên trong và tỏa cảng đối với bên ngoài đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển nền kinh tế đất nước.
1,0
– Về thái độ của nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
+ Trước nguy cơ bị xâm lược nhưng triều Nguyễn vẫn tiếp tục các chính sách sai lầm, thiển cận làm cho thế nước này càng suy yếu.
+ Khi phải đối mặt với chiến tranh, triều đình chậm trễ, do dự và không có đường lới chính sách rõ ràng, không có quyết tâm chống giặc đến cùng; bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể đánh bại quân địch ra khỏi bờ cõi.
+ Tư tưởng chủ hòa trong bộ phận quan lại chóp bu của triều đình đã chi phối và đã dẫn triều đình đến chỗ đầu hàng.
+ Muốn bảo vệ toàn quyền thống trị của dòng họ và giai cấp, triều đình đã phản bội cuộc kháng chiến của quần chúng nhân dân, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác với kẻ thù và cuối cùng thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp đối với nước ta.
1,75
– Từ các nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: 14,53KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)