HSG Ngữ văn 9 2012-2012

Chia sẻ bởi Lương Thị Hoài | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: HSG Ngữ văn 9 2012-2012 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN ĐỒ SƠN
TRƯỜNG THCS VẠN SƠN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUẬN
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề)


Trắc nghiệm: (2 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thuý Kiều?
A. Bút pháp tả thực C. Bút pháp tự sự
B. Bút pháp ước lệ D. Bút pháp lãng mạn
2. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép ?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa C. Sóng đã cài then, đêm sập cửa
B. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi
3. Nội dung không phải là vấn đề tư tưởng đạo lí là:
A. Bàn về hai nhân vật Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten
B. Bàn về cống hiến và hưởng thụ
C. Bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo
D. Bàn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
4. Văn bản được viết theo thể loại tuỳ bút là :
A. Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu
B. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
C. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái .
D. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
5. Những từ (ngự, li cung, nội thần, cơ binh…) thuộc:
A. Từ địa phương C. Từ toàn dân
B. Biệt ngữ xã hội D. Từ thuần Việt
6. Truyện “Cố hương” được kể theo:
A. Ngôi thứ nhất số ít C. Ngôi thứ nhất số nhiều
B. Ngôi thứ ba số ít D. Ngôi thứ ba số nhiều
7. Bộ phận gạch chân trong câu văn dưới đây là thành phần gì?
“Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.”
A. Phụ chú B. Trạng ngữ C. Khởi ngữ D. Tình thái
8. Đoạn văn sau đây sử dụng phép liên kết nào?
“Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở kịch về sự ngu ngốc.”
(“Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten”- H. Lip-ten)
A. Phép lặp C. Phép đồng nghĩa
B. Phép thế D. Phép trái nghĩa
Phần II: Tự luận
Câu 1(2 điểm)
“Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi cũng thành đường thôi”
(Cố Hương- Lỗ Tấn)
Viết một đoạn văn từ 15 đến 20 dòng nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối đoạn trích trên.
Câu 2: (2 điểm)
Cùng đề tài tình mẹ, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
"...Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con..."
(Con cò- Chế Lan Viên- Ngữ văn 9)
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
"...Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng..."
(Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm-Ngữ văn 9)
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật trong 2 đoạn thơ trên. Chỉ ra nét độc đáo trong cách sử dụng phép tu từ đó của mỗi tác giả.
Câu 3: (4 điểm)
Cảm nhận khổ thơ đầu trong “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án
B
C
A
D
B
A
C
B


Phần II: Tự luận
Câu 1

2 điểm


Nội dung: Các ý cần hướng tới
- Đây là hình ảnh biểu tượng mang tính triết lí và suy ngẫm sâu sắc của tác giả.
- Hình ảnh con đường theo nghĩa đen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Hoài
Dung lượng: 94,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)