HSG Lý 8 năm 2008-2009 Ninh Hòa
Chia sẻ bởi Huỳnh Đức Hòa |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: HSG Lý 8 năm 2008-2009 Ninh Hòa thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 8 – NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: VẬT LÝ (150 phút – không kể phát đề)
Bài 1: (4 điểm) Hai xe chuyển động thẳng đều trên một đường thẳng. Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút, khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì sau 30 phút, khoảng cách hai xe chỉ giảm 5km. Hãy tìm vận tốc của mỗi xe?
Bài 2: (4 điểm)
Để có M kg nước ở nhiệt độ t0C người ta phải trộn m1 kg nước ở nhiệt độ t10C và m2 kg nước ở nhiệt độ t20C .
a) Hãy lập những phương trình tổng quát để tính giá trị của m1, m2 theo các giá trị của M, t, t1, t2 và nêu điều kiện để phương trình có nghiệm.
b) Tính m1 và m2, khi biết : M = 20 kg, t = 200C, t1 = 1000C, t2 = 150C.
Bài 3: (4 điểm) Phía dưới hai đĩa cân: bên trái treo một vật bằng chì, bên phải treo một vật hình trụ bằng đồng được khắc vạch chia từ 0 đến 100. Có hai cốc đựng chất lỏng A,B như hình vẽ.
Ban đầu khi chưa nhúng hai vật vào chất lỏng, cân ở trạng thái cân bằng.
Khi cho vật bằng chì chìm hẵn trong chất lỏng A, thì phải nâng cốc chứa chất lỏng B đến mặt thoáng ngang với vạch 96 thì cân mới thăng bằng. Khi cho vật bằng chì chìm hẵn trong chất lỏng B thì mặt thoáng của chất lỏng A phải ngang với vạch 24 thì cân mới thăng bằng. Tính tỉ số các khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B.
Bài 4: (4 điểm)
a) Một khối gỗ hình trụ có tiết diện ngang S = 2000cm2,
dài 4m nổi trên mặt hồ nước (theo phương thẳng đứng
của khối gỗ).
Hãy xác định chiều cao của phần khối gỗ chìm trong nước.
Biết trọng lượng riêng của nước và của gỗ lần lượt là
10.000N/m3 và 8000N/m3.
b) Người ta dùng hệ thống ròng rọc như hình vẽ để kéo
gỗ lên. Tính công của lực kéo khối gỗ lên khỏi mặt nước
2m. (Bỏ qua trọng lượng ròng rọc).
Bài 5: (4 điểm) Ba gương phẳng (G1), (G2), (G3) được lắp thành một lăng trụ đáy tam giác cân như hình vẽ. Trên gương G1 có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với gương G1. Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài theo lỗ S và không bị lệch so với tia chiếu vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau.
_ _ _ _ _ _ Hết _ _ _ _ _ _
LỚP 8 – NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: VẬT LÝ (150 phút – không kể phát đề)
Bài 1: (4 điểm) Hai xe chuyển động thẳng đều trên một đường thẳng. Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút, khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì sau 30 phút, khoảng cách hai xe chỉ giảm 5km. Hãy tìm vận tốc của mỗi xe?
Bài 2: (4 điểm)
Để có M kg nước ở nhiệt độ t0C người ta phải trộn m1 kg nước ở nhiệt độ t10C và m2 kg nước ở nhiệt độ t20C .
a) Hãy lập những phương trình tổng quát để tính giá trị của m1, m2 theo các giá trị của M, t, t1, t2 và nêu điều kiện để phương trình có nghiệm.
b) Tính m1 và m2, khi biết : M = 20 kg, t = 200C, t1 = 1000C, t2 = 150C.
Bài 3: (4 điểm) Phía dưới hai đĩa cân: bên trái treo một vật bằng chì, bên phải treo một vật hình trụ bằng đồng được khắc vạch chia từ 0 đến 100. Có hai cốc đựng chất lỏng A,B như hình vẽ.
Ban đầu khi chưa nhúng hai vật vào chất lỏng, cân ở trạng thái cân bằng.
Khi cho vật bằng chì chìm hẵn trong chất lỏng A, thì phải nâng cốc chứa chất lỏng B đến mặt thoáng ngang với vạch 96 thì cân mới thăng bằng. Khi cho vật bằng chì chìm hẵn trong chất lỏng B thì mặt thoáng của chất lỏng A phải ngang với vạch 24 thì cân mới thăng bằng. Tính tỉ số các khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B.
Bài 4: (4 điểm)
a) Một khối gỗ hình trụ có tiết diện ngang S = 2000cm2,
dài 4m nổi trên mặt hồ nước (theo phương thẳng đứng
của khối gỗ).
Hãy xác định chiều cao của phần khối gỗ chìm trong nước.
Biết trọng lượng riêng của nước và của gỗ lần lượt là
10.000N/m3 và 8000N/m3.
b) Người ta dùng hệ thống ròng rọc như hình vẽ để kéo
gỗ lên. Tính công của lực kéo khối gỗ lên khỏi mặt nước
2m. (Bỏ qua trọng lượng ròng rọc).
Bài 5: (4 điểm) Ba gương phẳng (G1), (G2), (G3) được lắp thành một lăng trụ đáy tam giác cân như hình vẽ. Trên gương G1 có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với gương G1. Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài theo lỗ S và không bị lệch so với tia chiếu vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau.
_ _ _ _ _ _ Hết _ _ _ _ _ _
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Đức Hòa
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)