HSG Lop 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Hoàng Vũ | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: HSG Lop 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TỰ LUYỆN
Câu 1:Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 49, 50)
Câu 2:
a) Ghi lại theo trí nhớ các câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b) Trong những câu thơ đó, em thích nhất câu nào? Nêu rõ cái hay của câu thơ ấy.
Câu 3: Cảm nhận của em về những câu thơ sau:
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
( Trích “Bếp lửa” của Bằng Việt)
Câu 4:
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu...rồi nói:
Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
( Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2, trang 104 – NXB Công an Nhân Dân)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 5: Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cao đẹp qua bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
Câu 6
a. Các đoạn và câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ với nhau. Kể tên các phép liên kết chính về hình thức trong văn bản.
b. Chỉ ra phép liên kết câu sử dụng trong ví dụ sau:
“Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh.”
(Nguyễn Thành Long -Lặng lẽ Sa Pa)
Câu7:
Điền vào chỗ dấu chấm lửng các từ còn thiếu trong đoạn thơ của Nguyễn Du
Bước ... theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề ...
Nao nao ... uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ... bắc ngang.
- Em hãy chép chính xác đoạn thơ vào bài thi.
- Em hiểu nghĩa của từ “Nao nao”?
- Cảnh vật chiều xuân hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? (Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu)
Câu 8: Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong đoạn thơ:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quân tôi vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng canh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí - Ngữ văn 9, tập 1).



Câu 9:
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Hoàng Vũ
Dung lượng: 43,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)