Hsg lí 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Vinh |
Ngày 14/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: hsg lí 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Các đề thi Thí nghiệm Thực hành
I- KHỐI LƯỢNG RIÊNG:(Tỉnh: 97,2003 - TP: 98, 2001 )
A- Lý thuyết:
1/- Khối lượng riêng: Định nghĩa, công thức, đơn vị. Áp dụng: Hai thỏi kim loại có khối lượng bằng nhau, một bằng đồng, một bằng sắt. Thỏi nào có thể tích lớn hơn ? Biết khối lượng riêng của đồng lớn hơn sắt.
2/- Thể tích của một quả cầu bằng đồng là 2,5 dm3 , khối lượng của nó là 9 kg. Quả cầu nầy rỗng hay đặc ? Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm3.
3/- Quả cầu mẫu 1 kg đặt tại Viện đo lường Quốc tế là một khối hình trụ đáy tròn có đường kính 39 mm, cao 39 mm. Tính khối lượng riêng của chất dùng làm quả cầu nầy.
4/- Cho: 1 bình chia độ dùng để đo thể tích, 1 cân và hộp quả cân, 1 bình nước, 1 quả trứng, 1 gói muối khô, 1 que nhỏ. Trình bày 2 cách xác định khối lượng riêng của quả trứng.
5/- Một hợp kim gồm 60% nhôm và 40% manhê, các tỉ lệ nầy tính theo khối lượng. Tìm khối lượng của hợp kim theo đơn vị kg/m3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3 , của manhê là 1,74 g/cm3.
6/- Một bình chia độ chứa 100 ml nước, mực nước không sát miệng bình. Thả một cục nước đá vào bình thì mực nước dâng lên vạch 120 ml. Lấy một que nhỏ, không hút nước nhận chìm hoàn toàn cục nước đá thì mực nước ngang vạch 125 ml. Tính khối lượng riêng của nước đá.
7/- Nói khối lượng riêng của chì là 11300 kg/m3 có nghĩa là gì ?
8/-Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng khối lượng, nhúng chìm hoàn toàn vào trong nước. Hỏi lực đẩy Ác si mét tác dụng lên chúng có bằng nhau không ? Tại sao ? Biết khối lượng riêng của sắt, nhôm lần lượt là: 7800 kg/m3 , 2700 kg/m3 .
9/- Một mẫu hợp kim thiếc chì có khối lượng m = 664 g, khối lượng riêng
D = 8,3 g/cm3 . Xác định khối lượng thiếc và chì có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc: D1= 7300 kg/m3 , của chì: D2= 11300 kg/m3 . Coi thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.
B- Thực hành:
*Cấp TP 2001:
1/-Trình bày cách tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của vật rắn . Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.
2/- Tiến hành thí nghiệm ( đo 3 lần ) với các vật bằng thép ( chú ý: khối lượng vật ở các lần đo khác nhau ). Đo các đại lượng cần thiết để tính được khối lượng riêng của vật bằng thép. Tính toán và trình bày kết quả thu được vào bảng sau:
Lần đo
1
2
3
3/- Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng.
4/- Nhận xét kết quả 3 lần đo. Kết quả thu được có đúng với giá trị thực không ? Giải thích.
* Cấp Tỉnh 1997:
Tiến hành thí nghiệm ( đo 2 lần ): Lấy thể tích nước muối từ 15 – 30 cm3 . Đo các đại lượng cần thiết để xác định khối lượng riêng của nước muối.
II- NHIỆT DUNG RIÊNG:(Tỉnh: 2001, 2003 )
A- Lý thuyết:
1/- Nêu nguyên tắc cấu tạo nhiệt kế, cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chất lỏng.
2/- Người ta thả một khối sắt có khối lượng 100 g ở nhiệt độ5240 C vào một bình cách nhiệt chứa 1 kg nước ở 20o C. Xác định lượng nước đã hoá hơi ở 1000 C, biết rằng nhiệt độ cuối cùng của hổn hợp là 240 C. Nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.độ nhiệt hoá hơi của nước là 2,3x106 J/kg. Coi sự mất nhiệt không đáng kể.
3/- Định nghĩa và nêu đơn vị nhiệt dung riêng của một chất. Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.độ có nghĩa là gì ?
4/- Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 1 kg chứa một lượng nước m ở nhiệt độ 240 C. Cho vào nhiệt lượng kế 0,2 kg nước đá ở –20 C, khi nước đá tan hết nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là 40 C. Tính thể tích nước chứa trong nhiệt lượng kế lúc đầu. Biết nhiệt dung riêng của đồng: 380 J/kg.độ, của nước 4200 J
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh
Dung lượng: 101,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)