Hsg kim an
Chia sẻ bởi Lã Thị Nhung |
Ngày 16/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: hsg kim an thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC 7
TRƯỜNG THCS KIM AN Năm học: 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề bài
Câu 1: (4 điểm )
Phân tích giá trị nghệ thuật tiêu biểu góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đoạn thơ sau:
“ Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
( Bài thơ Hắc Hải- Nguyễn Đình Thi )
Câu 2: (6 điểm )
Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện sau :
Bài học từ chiếc giỏ đựng than
Tại miền núi thuộc bang Kentucky,có hai ông chaú sống cùng nhau.Vào mỗi buổi sáng,người ông đều thức dậy sớm ngồi vào bàn ăn để đọc sách,dù những cuốn sách này đã rất cũ kỹ.Cậu cháu trai thấy vậy,cũng bắt chước ông mình đọc sách. Một ngày cậu hỏi ông mình:
- “Ông ơi, cháu đã cố gắng đọc những quyển sách như ông nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay : Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”
Người ông liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói:
-“Cháu hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nứơc về giúp ông nhé!” Cậu bé làm theo lời người ông, nhưng toàn bộ nước chảy ra ngoài giỏ hết trước khi cậu quay về đến nhà. Người ông liền cười và nói: “Lần sau cháu cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi người ông lại đưa cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác. Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói người ông rằng:
- “Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứanước. Người ông liền nói: “Ông không muốn đựng nước trong chiếc xô này, mà là trong chiếc giỏ kia. Cháu có thể làm được điều này, mà do cháu chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Người ông lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa. Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời ông mình. Cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Cậu bé nói: “Ông nhìn này, thật là vô ích!” -“Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, người ông nói. Cậu bé nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ. “Đó là tất cả những gì xảy ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc sách, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của cháu, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.
( Phỏng theo Mực Tím )
Câu 3: (10 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ trong hai bài thơ : Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) (Ngữ Văn 7,tập 1)
————————-Hết-—————————
Người ra đề: Nguyễn Thị Tú Uyên
Người kiểm tra: Lê Ngọc Bích
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 Năm học: 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: (4 điểm): Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:
1. Nghệ thuật (2,5điểm) – mỗi ý 0,5điểm
+ Từ ngữ cảm thán “ơi” => bộc lộ cảm xúc thiết tha, tự hào về Tổ quốc VN thân yêu.
+ Từ láy: mênh mông, rập rờn => gợi tả không gian rộng lớn, bao la của cánh đồng lúa.
+ Đảo ngữ: “mênh mông biển lúa” => nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng.
+ So sánh “đâu trời đẹp hơn” => lòng tự hào về đát nước VN.
+ Thể thơ lục bát quen thuộc
+ Dùng từ Hán Việt “Trường Sơn” => Tình cảm trang trọng.
2. Nội dung: (1,5điểm)
- Đoạn thơ ca ngợi đát nước VN rộng lớn, giàu đẹp, nên thơ, trù phú cùng với vẻ đẹp hùng vĩ “đỉnh Trường Sơn”. Đó chính là tình cảm yêu mến thiết tha, lòng tự hào
TRƯỜNG THCS KIM AN Năm học: 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề bài
Câu 1: (4 điểm )
Phân tích giá trị nghệ thuật tiêu biểu góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đoạn thơ sau:
“ Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
( Bài thơ Hắc Hải- Nguyễn Đình Thi )
Câu 2: (6 điểm )
Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện sau :
Bài học từ chiếc giỏ đựng than
Tại miền núi thuộc bang Kentucky,có hai ông chaú sống cùng nhau.Vào mỗi buổi sáng,người ông đều thức dậy sớm ngồi vào bàn ăn để đọc sách,dù những cuốn sách này đã rất cũ kỹ.Cậu cháu trai thấy vậy,cũng bắt chước ông mình đọc sách. Một ngày cậu hỏi ông mình:
- “Ông ơi, cháu đã cố gắng đọc những quyển sách như ông nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay : Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”
Người ông liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói:
-“Cháu hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nứơc về giúp ông nhé!” Cậu bé làm theo lời người ông, nhưng toàn bộ nước chảy ra ngoài giỏ hết trước khi cậu quay về đến nhà. Người ông liền cười và nói: “Lần sau cháu cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi người ông lại đưa cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác. Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói người ông rằng:
- “Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứanước. Người ông liền nói: “Ông không muốn đựng nước trong chiếc xô này, mà là trong chiếc giỏ kia. Cháu có thể làm được điều này, mà do cháu chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Người ông lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa. Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời ông mình. Cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Cậu bé nói: “Ông nhìn này, thật là vô ích!” -“Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, người ông nói. Cậu bé nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ. “Đó là tất cả những gì xảy ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc sách, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của cháu, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.
( Phỏng theo Mực Tím )
Câu 3: (10 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ trong hai bài thơ : Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) (Ngữ Văn 7,tập 1)
————————-Hết-—————————
Người ra đề: Nguyễn Thị Tú Uyên
Người kiểm tra: Lê Ngọc Bích
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 Năm học: 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: (4 điểm): Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:
1. Nghệ thuật (2,5điểm) – mỗi ý 0,5điểm
+ Từ ngữ cảm thán “ơi” => bộc lộ cảm xúc thiết tha, tự hào về Tổ quốc VN thân yêu.
+ Từ láy: mênh mông, rập rờn => gợi tả không gian rộng lớn, bao la của cánh đồng lúa.
+ Đảo ngữ: “mênh mông biển lúa” => nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng.
+ So sánh “đâu trời đẹp hơn” => lòng tự hào về đát nước VN.
+ Thể thơ lục bát quen thuộc
+ Dùng từ Hán Việt “Trường Sơn” => Tình cảm trang trọng.
2. Nội dung: (1,5điểm)
- Đoạn thơ ca ngợi đát nước VN rộng lớn, giàu đẹp, nên thơ, trù phú cùng với vẻ đẹp hùng vĩ “đỉnh Trường Sơn”. Đó chính là tình cảm yêu mến thiết tha, lòng tự hào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lã Thị Nhung
Dung lượng: 62,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)