HSG Huyen lop 9 cac nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 16/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: HSG Huyen lop 9 cac nam thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
NĂM HỌC: 2006-2007
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được?

Câu 3 (2,5 điểm): Hãy trình bày tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX? Thái độ của họ đối với độc lập dân tộc?

Câu 4 (4 điểm): Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc? Em hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

........................................................
PHÒNG GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NH 2006-2007
MÔN LỊCH SỬ 9


Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

- Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở ở phía tây tỉnh Quảng Trị. Tại đây ông nhân danh nhà vua hạ “Chiếu Cần Vương”. Từ đó dấy lên phong trào yêu nước chống xâm lược do các văn thân, sĩ phu và nhân dân hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” đứng lên giúp vua cứu nước, được gọi là phong trào Cần Vương. (0,5 điểm)
- Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. (0,25 điểm)
- Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê. (0,25 điểm)
- Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: Khởi nghĩa Hương Khê vừa có căn cứ như khởi nghĩa Ba Đình, vừa áp dụng chiến thuật du kích như khởi nghĩa Hương Khê. Thời gian tồn tại kéo dài nhất (10 năm). Nghĩa quân được tổ chức rất chặt chẽ: chia lực lượng thành 15 quân thứ, tổ chức huấn luyện, rèn đúc vũ khí. Nghĩa quân lập nhiều chiến công đẩy lùi nhiều trận càn của địch. (0,5 điểm)

Câu 2 (2 điểm): Kể tên các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được?

Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh có thể đương đầu với kẻ thù, một số quan lại sĩ phu đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách đổi mới trên các lĩnh vực: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước. (0.5 điểm)
+ Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, buôn bán, quốc phòng. (0.25 điểm)
+ Năm 1872, Viên Thương Bạc xin mở 3 cửa biển để thông thương với bên ngoài. (0.25 điểm)
+ Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi 30 bản điều trần đề cập đến nhiều vấn đề: Kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo. (0.25 điểm)
+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí...(0.25 điểm).
- Nhưng tất cả các đề nghị cải cách trên không thực hiện được vì do các nguyên nhân sau:
+ Các đề nghị cải cách trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn của thời đại: mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến. (0.25 điểm)
+ Triều đình Huế bảo thủ không thích ứng với hoàn cảnh nên đã từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có khả năng thực hiện được. (0.25 điểm).

Câu 3 (2,5 điểm): Hãy trình bày tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: 162,37KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)