HSG HUYỆN 2016-2017
Chia sẻ bởi Trần Văn Hùng |
Ngày 12/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: HSG HUYỆN 2016-2017 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm):
Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 2 (12 điểm):
Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng:
"Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi..."
(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.
................... Hết ...................
Họ và tên thí sinh:................................................................ SBD: .....................
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1 (8,0 điểm):
* Lưu ý: Đây là dạng đề mở. Vấn đề mà đề bài nêu ra lại được diễn đạt bằng một câu nghi vấn. HS trả lời câu hỏi đề bài nêu ra, từ đó thể hiện được tư tưởng, quan điểm của bản thân. Với vấn đề mở như thế này, không gò bó bắt buộc học sinh phải trả lời theo khuôn mẫu. HS được bày tỏ quan điểm của cá nhân: có thể đồng tình hoàn toàn, có thể chỉ đồng tình với một khía cạnh nào đó của vấn đề. Điều quan trọng nhất là phải có lí lẽ, có lập luận để làm sáng tỏ ý kiến, đảm bảo sự đúng đắn, lô-gíc. Giám khảo chấm chủ yếu căn cứ vào cách tư duy, vốn kiến thức, sự hiểu biết, cách lập luận, lí lẽ của HS thể hiện trong bài làm để đánh giá.
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, dạng bài bày tỏ ý kiến trước một tư tưởng, một quan điểm.
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận..., biết lập luận chặt chẽ để bài làm có sức thuyết phục.
- Biết đặt vấn đề vào thực tế cuộc sống để bàn luận: có sự hiểu biết từ thực tế cuộc sống để lấy được những dẫn chứng tiêu biểu, biết phân tích, bàn luận để làm nổi bật vấn đề.
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận
(Phần này cho: 2,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng...
- Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm...
(Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm):
Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 2 (12 điểm):
Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng:
"Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi..."
(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.
................... Hết ...................
Họ và tên thí sinh:................................................................ SBD: .....................
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1 (8,0 điểm):
* Lưu ý: Đây là dạng đề mở. Vấn đề mà đề bài nêu ra lại được diễn đạt bằng một câu nghi vấn. HS trả lời câu hỏi đề bài nêu ra, từ đó thể hiện được tư tưởng, quan điểm của bản thân. Với vấn đề mở như thế này, không gò bó bắt buộc học sinh phải trả lời theo khuôn mẫu. HS được bày tỏ quan điểm của cá nhân: có thể đồng tình hoàn toàn, có thể chỉ đồng tình với một khía cạnh nào đó của vấn đề. Điều quan trọng nhất là phải có lí lẽ, có lập luận để làm sáng tỏ ý kiến, đảm bảo sự đúng đắn, lô-gíc. Giám khảo chấm chủ yếu căn cứ vào cách tư duy, vốn kiến thức, sự hiểu biết, cách lập luận, lí lẽ của HS thể hiện trong bài làm để đánh giá.
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, dạng bài bày tỏ ý kiến trước một tư tưởng, một quan điểm.
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận..., biết lập luận chặt chẽ để bài làm có sức thuyết phục.
- Biết đặt vấn đề vào thực tế cuộc sống để bàn luận: có sự hiểu biết từ thực tế cuộc sống để lấy được những dẫn chứng tiêu biểu, biết phân tích, bàn luận để làm nổi bật vấn đề.
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận
(Phần này cho: 2,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng...
- Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm...
(Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hùng
Dung lượng: 61,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)