HSG Hoa 9 co ĐA

Chia sẻ bởi Phạm Đình Hùng | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: HSG Hoa 9 co ĐA thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 9
LIÊN TRƯỜNG THCS NGA THIỆN-GIÁP NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Hoá học
Thời gian: 150 phút
Câu 1: (5đ).
Viết PTPƯ thực hiện chuỗi biến hóa sau: (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
a. MgCO3 (1) MgSO4 (2) MgCl2 (3) Mg(OH)2 (4) MgO (5) MgSO4 (6) BaSO4

b. Cu CuO
(1) (2)
Cu(NO3)2
(3) (4)
CuO Cu(OH)2

Câu 2:(2,5đ).
Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch:
NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.
Câu 3:(4đ).
Chất rắn A mầu xanh lam, tan được trong nước tạo thành dung dịch, khi cho thêm NaOH vào dung dịch đó tạo ra kết tủa B mầu xanh lam. Khi nung nóng, chất B bị hoá đen. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng sản phẩm trong dòng Hyđrô thì tạo ra chất C mầu đỏ. Chất C tác dụng với một A xít vô cơ đậm đặc tạo ra dung dịch của chất A ban đầu và một chất khí mùi hắc. Hãy cho biết chất A, B, C là những chất nào, viết tất cả các phương trình phản ứng hoá học tương ứng .
Câu 4: (4đ).
Hoà tan hỗn hợp 20 gam hai muối cacbonnat kim loại hoá trị I và II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch M và 4,48 lít CO2 (ở đktc) tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch M.
Câu5: (4,5đ).
Có 5,56g hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hoá trị không đổi). Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần I hoà tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí hiđro. Hoà tan hết phần II trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,344 lít khí NO duy nhất. Xác định kim loại M và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.(Các thể tích khí đo ở đktc)
(Cho biết:C= 12, N = 14, Al = 27, Fe = 56, O = 16, Cl = 35,5, H = 1)







ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
(5đ)
a. (1) MgCO3 + H2SO4 -> MgSO4 + CO2 + H2O
(2) MgSO4 + BaCl2 -> MgCl2 + BaSO4(
(3) MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2 + 2NaCl
(4) Mg(OH)2 --t0--> MgO + H2O
(5) MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
(6) BaCl2 + MgSO4 -> BaSO4 ( + MgCl2
b. (1) Cu + 4HNO3 -> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
(2) CuO + 2HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2O
(3) 2Cu(NO3)2 --t0--> 2CuO + 4NO2 + O2
(4) Cu(NO3)2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaNO3
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ








Câu 2
(2,5đ)







- Trích mỗi chất ra một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra:
Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2
và các hiện tượng sau:
- Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl3.
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 -> 2Fe(OH)3 + 3Ba Cl2
- Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2.
FeCl2 + Ba(OH)2 -> Fe(OH)2 + Ba Cl2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O -> 4Fe(OH)3
- Cốc có kết tủa xanh là CuSO4.
CuSO4 + Ba(OH)2 -> Cu(OH)2 + Ba SO4
- Cốc có kết tủa trắng không tan và khí thoát ra là (NH4)2SO4.
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 -> 2NH3 + BaSO4 + 2H2O
- Cốc có kết tủa trắng là MgCl2.
MgCl2 + Ba(OH)2 -> Mg(OH)2 + BaCl2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Hùng
Dung lượng: 93,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)