HSG hóa 9

Chia sẻ bởi Thái Anh Lâm | Ngày 15/10/2018 | 99

Chia sẻ tài liệu: HSG hóa 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT NAM SÁCH
---------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: Hóa học 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

( Đề này gồm 01 trang)
ĐỀ BÀI
Câu 1. Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a, Nhỏ từ từ dd axit HCl đến dư vào dd Na2CO3.
b, Nhỏ dd Na2CO3 vào dd CuSO4.
Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn 20g hỗn hợp: MgCO3, CaCO3, BaCO3 thu được khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào nước vôi trong được 10 g kết tủa và dung dịch C. Đun nóng dung dịch tới phản ứng hoàn toàn thấy tạo thêm 6 g kết tủa.
Hỏi % khối lượng của MgCO3 nằm trong khoảng nào
Câu 3. 1. Hấp thụ 5,6 lít khí CO2 (đkc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M nhận được dung dịch A. Hỏi trong A chứa muối gì với lượng bằng bao nhiêu?
2. Cho từ từ một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe , FeO, Fe3O4 , Fe2O3 đun nóng thu được 64 gam sắt, khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư được 40 gam kết tủa. Tìm m?
Câu 4 (2 điểm). Hòa tan 5,33 gam hỗn hợp 2 muối RCln và BaCl2 vào nước được 200 gam dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với 100 g dung dịch AgNO3 8,5% thu được 5,74 g kết tủa X1 và dung dịch X2. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,165 gam kết tủa X3.
a. Xác định tên kim loại R và công thức hóa học RCln.
b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X2
Câu 5: 1. Viết PTHH hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
Fe FeCl3 FeCl2  Fe(OH)2  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe3O4FeSO4
2. Tại sao khi đốt kim loại Fe, Al…thì khối lượng tăng lên còn khi đốt bông, vải sợi thì khối lượng lại giảm?

Biết: Fe = 56, Ca = 40, H = 1, Na = 23, Al = 27, O = 16, Cl = 35,5, C = 12, K = 39, N = 14, Ag = 108, Ba = 137.
----------------------------------------------------------------------
Lưu ý : Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.




HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG MÔN HOÁ HỌC LỚP 9
Năm học: 2015 – 2016.
Câu
Nội dung
điểm

1(2đ)
a. Nhỏ từ từ dd axit HCl đến dư vào dd Na2CO3.
- Hiện tượng: Lúc đầu không có bọt khí thoát ra, sau đó mới có khí sủi bọt.
- Giải thích: Vì lúc đầu lượng Na2CO3 còn dư so với HCl cho vào
PTHH: Na2CO3 + HCl ( NaHCO3 + NaCl
- Khi số mol HCl cho vào lớn hơn 2 lần số mol Na2CO3 trong dd thì có khí thoát ra khỏi dd.
PTHH: NaHCO3 + HCl ( NaCl + CO2 + H2O
b, Nhỏ dd Na2CO3 vào dd CuSO4.
- Hiện tượng: Màu xanh của dd CuCl2 nhạt dần, có chất rắn màu xanh sinh ra và có bọt khí xuất hiện.
- Giải thích: 2 muối pư tạo ra CuCO3 nhưng ngay sau đó CuCO3 bị thuỷ phân tạo chất rắn Cu(OH)2 màu xanh và khí CO2 sủi bọt.
PTHH: Na2CO3 + CuCl2 ( CuCO3 + 2NaCl
CuCO3 + H2O ( Cu(OH)2 + CO2

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


0,25

0,25

0,25

2(2đ)
 MgCO3 MgO + CO2 (1)
CaCO3 CaO + CO2 (2)
BaCO3BaO + CO2 (3)
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O (4)
2 CO2 + Ca(OH)2 -> Ca(HCO3)2 (5)
Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2(6)
Gọi số mol của: MgCO3, CaCO3, BaCO3 lần lượt là x, y,z (x,y,z >0)
Từ PT (4) ta có: nCaCO3 = 0,1mol
Từ PT (6) ta có: nCaCO3 = 0,06mol
Theo PT 4,5,6 Ta có nCO2 = nCaCO3(4) + 2nCaCO3(6)
Vậy số mol CO2 ở PT 1,2,3 là:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Anh Lâm
Dung lượng: 146,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)