Hsg cao dương
Chia sẻ bởi Lã Thị Nhung |
Ngày 16/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: hsg cao dương thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9
Năm học 2014-2015.
Thời gian: 150 phút.
A. ĐỀ BÀI:
Câu 1 (3 điểm): Hướng tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Câu 2: ( 5 điểm ):Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó?.
Câu 3 (5điểm): Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của ASEAN? Vì sao có thể nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
Câu 4: (2 điểm)
Nối tên gọi ở cột A cho phù hợp với cách viết tắt ở cột B.
A – Tên gọi
B – Cách viết tắt
1. Liên minh Châu Âu
a. Viết tắt theo tiếng Anh là NATO
2. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
b. Viết tắt theo tiếng Anh là AU
3. Liên minh Châu Phi
c. Viết tắt theo tiếng Anh là EU
4. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
d. Viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN
Câu 5: ( 5 điểm ):Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014-2015.
Môn thi: Sử
Câu 1 (3 điểm): Hướng tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
– Nguyên nhân: (1 điểm)
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 05 – 1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
– Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp: (1 điểm)
Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911) chủ trương chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào viện trợ của nước ngoài để tiến hành bạo lực vũ trang.
Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây, dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc.
Mặc dù các phong trào có tác dụng khuấy động, cổ vũ tinh thần yêu nước nhưng do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đều đi đến kết quả thất bại.
– Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
(1 điểm)
Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Ngày 05/06/1911 tại Cảng Nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước.
Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây, đến với nước Pháp để tìm xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Đây là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của Cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.
Câu 2: ( 5 điểm ):
* Học sinh nêu và phân tích được những nét lớn của quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô với các ý chính sau: (3điểm)
- Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chình,...Mở đầu là cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách.(0,5)
- Cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vẫn tồn tại nhiều sai lầm thiếu xót và ngày càng trở nên không
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9
Năm học 2014-2015.
Thời gian: 150 phút.
A. ĐỀ BÀI:
Câu 1 (3 điểm): Hướng tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Câu 2: ( 5 điểm ):Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó?.
Câu 3 (5điểm): Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của ASEAN? Vì sao có thể nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
Câu 4: (2 điểm)
Nối tên gọi ở cột A cho phù hợp với cách viết tắt ở cột B.
A – Tên gọi
B – Cách viết tắt
1. Liên minh Châu Âu
a. Viết tắt theo tiếng Anh là NATO
2. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
b. Viết tắt theo tiếng Anh là AU
3. Liên minh Châu Phi
c. Viết tắt theo tiếng Anh là EU
4. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
d. Viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN
Câu 5: ( 5 điểm ):Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014-2015.
Môn thi: Sử
Câu 1 (3 điểm): Hướng tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
– Nguyên nhân: (1 điểm)
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 05 – 1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
– Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp: (1 điểm)
Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911) chủ trương chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào viện trợ của nước ngoài để tiến hành bạo lực vũ trang.
Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây, dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc.
Mặc dù các phong trào có tác dụng khuấy động, cổ vũ tinh thần yêu nước nhưng do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đều đi đến kết quả thất bại.
– Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
(1 điểm)
Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Ngày 05/06/1911 tại Cảng Nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước.
Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây, đến với nước Pháp để tìm xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Đây là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của Cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.
Câu 2: ( 5 điểm ):
* Học sinh nêu và phân tích được những nét lớn của quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô với các ý chính sau: (3điểm)
- Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chình,...Mở đầu là cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách.(0,5)
- Cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vẫn tồn tại nhiều sai lầm thiếu xót và ngày càng trở nên không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lã Thị Nhung
Dung lượng: 58,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)