Hợp chất hữu cơ
Chia sẻ bởi Võ Thị Trúc Linh |
Ngày 01/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: hợp chất hữu cơ thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 6
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 6 - SP Sinh Hóa
Chuyên đề thuyết trình
Chương V: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG “ HIDRO– NƯỚC”
Mục tiêu :
1. Nội dung:
-Nắm được các kiến thức về nguyên tố hidro và đơn chất hidro ( công thức, tính chất, ứng dụng, điều chế )
-Thành phần định tính, định tính lượng của nước, các tính chất vật lý và hoá học của nước
-Hình thành những khái niệm mới: phản ứng thế, sự khử, chất khử, phản ứng oxi hoá khử, axit, bazơ, muối
2. Phương pháp:
-Rèn luyện cho SV một số kỹ năng cơ bản như xác định được kiến thức trọng tâm, sử dụng và tiến hành thí nghiệm hoá học trong dạy học ( điều chế, nhận biết, thu khí, kiểm tra độ tinh khiết của khí Hidro)
-Tổ chức cho HS hoạt động trong giờ học, giáo dục HS kỹ năng và thói quên đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm, giữ vệ sinh nơi làm việc, giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm
Bài 1. Cấu trúc nội dung của chương:
1. Cấu trúc nội dung chương thể hiện qua sơ đồ:
Hidro
Đơn chất
Hợp chất
TCVL
TCHH
Điều chế Hidro, PƯ thế
Ứng dụng của Hidro
PƯ OXH- khử
-CK, chất OXH
-Sự khử, sự OXH
-PƯ OXH – Khử
Nước:
-Sự phân huỷ
-Sự tổng hợp
Tính chất của nước
Hoá học Vật lý
Axit, bazơ, muối
Bảo vệ nguồn nươc
Vai trò của nước
2. Một số nội dung cần được lưu ý
3. Một số phương pháp cần lưu ý
Bài 2: TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIDRO
Mục tiêu:
-HS biết Hidro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
-HS biết và hiểu khí Hidro có tính khử tác dụng với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất, các PƯ này đều toả nhiệt, hỗn hợp khí Hidro là hỗn hợp nổ
-HS biết Hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, do tính khử và toả nhiệt khi cháy
-HS biết cách đốt chấy Hidro trong không khí, biết cách thử Hidro nguyên chất và quy tắc an toàn khi đốt cháy, biết làm thí nghiệm Hidro tác dụng với CuO, biết viết PTHH của Hidro với oxi và với oxit kim loại
II. Phương pháp:
Bài 3: “PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ”
Mục tiêu:
-HS biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử, khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử, sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hoá
-HS biết được phản ứng oxi hoá- khử là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử
-HS nhận biết được phản ứng oxi hoá- khử, sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử trong một phản ứng hoá học
II.Phương pháp:
Dạy phần sự khử - sự oxi hoá: GV chữa bài tập của bài “Tính chất ứng dụng của Hidro” để chuyển tiếp vào bài mới -> Sử dụng nhóm PP dùng lời (PP vấn đáp, dùng sách kết hợp với PP thuyết trình) để làm rõ thế nào là sự khử và sự oxi hoá
Dạy học phần chất khử và chất oxi hoá: Dùng PP vấn đáp, thuyết trình để cung cấp cho HS kiến thức về nội dung này
Dạy học phần PƯ oxi hoá – khử: Dùng PP vấn đáp gợi mở nội dung bài học cho HS nắm -> dùng PP thuyết trình hoàn thiện lại nội dung phần này
Dạy học phần tầm quan trọng của PƯ oxi hoá - khử: GV sử dụng PP trực quan và hướng dẫn HS dùng sách => HS vừa nắm được kiến thức này ở trường và ở nhà
Bài 4: NƯỚC
Mục tiêu:
-Qua PP thực nghiệm, HS biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố hidro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hidro và 1 phần oxi, và tỉ lệ khối lượng là 1 phần hidro và 8 phần oxi
-HS biết và hiểu các tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước: hoà tan được nhiều chất (rắn, lỏng, khí) tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hidro, tác dụng với 1 số oxit kim loại tạo thành bazơ, tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit
-HS biết và viết được PTHH thể hiện được các tính chất hoá học nêu trên của nước. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo phương trình đã học
-HS biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm
II. Phương pháp:
GV hướng dẫn HS dùng sách nghiên cứu TCHH của nước ở các bài trước -> thuyết trình hoàn thành
GV tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát và rút ra nước có những tính chất hoá học như thế nào
GV hướng dẫn HS dùng sách và dựa vào thực tiễn tìm ra vai trò của nước trong đời sống
Dạy thành phần HH của nước
Dạy TCVL của nước
Dạy vai trò của nước
Dạy TCHH của nước
GV tiến hành thí nghiệm, hoặc cho HS xem video về TN -> thảo luận trả lời các câu hỏi -> GV rút ra nhận xét , kết luận
Bài 4: NƯỚC
1. Thành phần hoá học của nước:
Đặt vấn đề: Những nguyên tố nào có trong thành phần hoá học của nước. Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ nào về khối lượng
GV tiến hành thí nghiệm hoặc cho HS xem video về thí nghiệm
Gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi
+ Thể tích khí hidro và khí oxi nạp vào lúc đầu bao nhiêu?
+ Thể tích còn lại sau khi hỗn hợp nổ là bao nhiêu? Và là của khí gì?
+ Tỉ lệ của khí hidro và khí oxi sau khi hoá hợp tạo thành nước là bao nhiêu?
-Vậy thực nghiệm có thể rút ra công thức hoá học của nước như thế nào?
-> GV đưa ra kết luận về thành phần hoá học của nước
2. Tính chất vật lý của nước
Đặt vấn đề: Nước có thành phần và tính chất vật lý như thế nào?
- GV cho HS dựa vào thực tế cuộc sống hay bằng sự quan sát cốc nước để HS nêu lên tính chất vật lý của nước
Hoặc GV cho HS nghiên cứu sách giáo khoa tìm ra những tính chất vật lý của nước kết hợp với những gợi ý của GV giúp HS nêu lên được những tính chất vật lý có ở nước
-GV nhận xét, kết luận tính chất vật lý của nước
3. Tính chất hoá học của nước
Đặt vấn đề: Với những tính chất vật lý như trên thì nước có thể có những tính chất hoá học tương ứng như thế nào?
a. Tác dụng của nước đối vối kim loại:
GV làm thí nghiệm biểu diễn (hoặc cho 1 HS làm thí nghiệm để cả lướp cùng quan sát) theo hình 5.12 SGK hoá 8
Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho Na vào nước, viết PTPƯHH
+ Tại sao phải dùng lượng nhỏ mà không được dùng lượng lớn Na?
+ Phản ứng giữa natri và nước là phản ứng gì? Vì sao?
- GV nhận xét -> kết luận
b. Tác dụng của nước đối với một số oxit bazơ
GV làm thí nghiệm biểu diễn: Cho vôi sống vào bát sứ và rót một ít nước vào
Gợi ý cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu hiện tượng quan sát được
+ Viết PTPƯHH
+ Phản ứng giữa canxi oxit và nước, giữa natri oxit và nước là các loại phản ứng gì?
+ Thuốc thử để nhận biết canxi hidroxit là gì?
- GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi dựa vào thí nghiệm từ đó kết luận
c. Tác dụng của nước với một số oxit axit
GV cho HS dự đoán và viết PTHH giữa điphotpho pentaoxit và nước
Sau đó làm thí nghiệm xác nhận (ví dụ cho ít bột trắng điphotpho pentaoxit vào 1 ống nghiệm, thêm 1ml nước vào dùng giấy quỳ tím để thử dung dịch mới tạo thành, axit sẽ làm thay đổi màu quỳ tím thành màu đỏ)
- GV thuyết trình để HS hiểu bài hơn
4. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước
GV cho HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
+ Dẫn ra một số dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất
+ Theo em nguyên nhân của sự ô nhiễm nước là do đâu
+Từ đó rút ra biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm này
-GV nhận xét, nêu kết luận vai trò và cách chống ô nhiễm nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Trúc Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)