Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Khoa |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Hoàng Dân
Hỏi - Đáp về kiến thức
và phương pháp dạy học Tiếng Việt THCS
Hà Nội, 2008
Lời vào sách
Sau một vòng thực hiện việc dạy học theo nội dung, chương trình SGK Ngữ văn THCS mới, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các bạn giáo viên THCS và sinh viên ở các trường CĐSP trong cả nước. Các ý kiến trao đổi thường tập trung vào một số đơn vị kiến thức mới và phương pháp tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức ấy.
Trước hết, chúng ta cần phải chú ý đến quan điểm tích hợp thể hiện trong việc thiết kế các đơn vị bài học ở SGK Ngữ văn THCS, đây là một trong những cơ sở quan trọng để lí giải một số hiện tượng “nhập nhằng” giữa các đơn vị kiến thức thuộc phần Tiếng Việt và giữa Tiếng Việt với Tập làm văn (cụm bài về “Bố cục, mạch lạc và liên kết văn bản” chẳng hạn).
Sau đó, chúng ta cần bám sát vào mục Ghi nhớ để lần lượt giải đáp từng vấn đề cụ thể ở mỗi bài học và tránh mở rộng quá mức cần thiết vì việc này dễ dẫn đến tình trạng “khó hoá” những đơn vị kiến thức vốn được trình bày rất đơn giản trong SGK.
Cuốn sách của chúng tôi tập hợp 60 câu hỏi về dạy học Tiếng Việt, trong đó có những câu hỏi về kiến thức, có những câu hỏi về phương pháp và có cả những câu hỏi vừa yêu cầu lí giải về kiến thức vừa yêu cầu định hướng cách dạy kiến thức ấy. Sẽ có bạn băn khoăn về cách trình bày này, bởi hình như lại có sự “nhập nhằng” giữa kiến thức và phương pháp? Nhưng, thưa các bạn, như người ta thường nói: “Trước hết là tri thức, sau đó mới là phương pháp. Không có phương pháp tối ưu nào thay thế cho sự dốt nát!”. Không có một nền tảng tri thức cơ bản, hệ thống và vững chắc, thật khó mà đủ sự tự tin khi triển khai các phương pháp dạy học. Và vì vậy, có nhiều câu hỏi chúng ta còn phải tiếp tục suy nghĩ thêm nữa thì mới mong giải đáp thấu đáo được. Tuy nhiên, sau một thời gian lắng nghe, trao đổi và sưu tầm tài liệu, chúng tôi vẫn mạnh dạn công bố cuốn sách này với tinh thần sai đâu sửa đấy, vừa sửa vừa hoàn thiện dần để sao cho nội dung cuốn sách ngày càng gần với chân lí hơn.
Với cuốn sách nhỏ này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn giáo viên THCS có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích. Song, như đã nói, cuốn sách khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn hoặc những kiến giải chủ quan. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc gần xa!
Hà Nội, 19.6.2008
Tác giả
1. Môn TV có gì giống và khác với các môn học khác? Tại sao?
Đáp:
- Thứ nhất, môn TV cũng giống như các môn học khác ở chỗ, với tư cách là một môn
Hỏi - Đáp về kiến thức
và phương pháp dạy học Tiếng Việt THCS
Hà Nội, 2008
Lời vào sách
Sau một vòng thực hiện việc dạy học theo nội dung, chương trình SGK Ngữ văn THCS mới, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các bạn giáo viên THCS và sinh viên ở các trường CĐSP trong cả nước. Các ý kiến trao đổi thường tập trung vào một số đơn vị kiến thức mới và phương pháp tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức ấy.
Trước hết, chúng ta cần phải chú ý đến quan điểm tích hợp thể hiện trong việc thiết kế các đơn vị bài học ở SGK Ngữ văn THCS, đây là một trong những cơ sở quan trọng để lí giải một số hiện tượng “nhập nhằng” giữa các đơn vị kiến thức thuộc phần Tiếng Việt và giữa Tiếng Việt với Tập làm văn (cụm bài về “Bố cục, mạch lạc và liên kết văn bản” chẳng hạn).
Sau đó, chúng ta cần bám sát vào mục Ghi nhớ để lần lượt giải đáp từng vấn đề cụ thể ở mỗi bài học và tránh mở rộng quá mức cần thiết vì việc này dễ dẫn đến tình trạng “khó hoá” những đơn vị kiến thức vốn được trình bày rất đơn giản trong SGK.
Cuốn sách của chúng tôi tập hợp 60 câu hỏi về dạy học Tiếng Việt, trong đó có những câu hỏi về kiến thức, có những câu hỏi về phương pháp và có cả những câu hỏi vừa yêu cầu lí giải về kiến thức vừa yêu cầu định hướng cách dạy kiến thức ấy. Sẽ có bạn băn khoăn về cách trình bày này, bởi hình như lại có sự “nhập nhằng” giữa kiến thức và phương pháp? Nhưng, thưa các bạn, như người ta thường nói: “Trước hết là tri thức, sau đó mới là phương pháp. Không có phương pháp tối ưu nào thay thế cho sự dốt nát!”. Không có một nền tảng tri thức cơ bản, hệ thống và vững chắc, thật khó mà đủ sự tự tin khi triển khai các phương pháp dạy học. Và vì vậy, có nhiều câu hỏi chúng ta còn phải tiếp tục suy nghĩ thêm nữa thì mới mong giải đáp thấu đáo được. Tuy nhiên, sau một thời gian lắng nghe, trao đổi và sưu tầm tài liệu, chúng tôi vẫn mạnh dạn công bố cuốn sách này với tinh thần sai đâu sửa đấy, vừa sửa vừa hoàn thiện dần để sao cho nội dung cuốn sách ngày càng gần với chân lí hơn.
Với cuốn sách nhỏ này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn giáo viên THCS có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích. Song, như đã nói, cuốn sách khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn hoặc những kiến giải chủ quan. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc gần xa!
Hà Nội, 19.6.2008
Tác giả
1. Môn TV có gì giống và khác với các môn học khác? Tại sao?
Đáp:
- Thứ nhất, môn TV cũng giống như các môn học khác ở chỗ, với tư cách là một môn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Khoa
Dung lượng: 1,21MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)