Học tập và giảng dạy dựa trên tư duy tích cực là gì?

Chia sẻ bởi Trần Hữu Dũng | Ngày 30/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Học tập và giảng dạy dựa trên tư duy tích cực là gì? thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Để “Gắn liền lý thuyết với thực hành”, mô hình này đã chỉ rõ cách học tốt nhất là thông qua thực hành và tư duy tích cực.
Dạy và học là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau.
Dạy là hoạt động giúp đỡ người khác học tập và khác với hoạt động học do người học tiến hành.
Các hoạt động như động não, làm việc theo nhóm, trò chơi hoặc mô phỏng là các phương pháp để thúc đẩy công tác học tập.
Các phương pháp giảng dạy sẽ cho kết quả ngay ở việc học tập.
Ở giai đoạn đầu tiên, học tập dựa trên tư duy tích cực và thông qua trải nghiệm vẫn còn phụ thuộc vào các hoạt động trung gian.
Học tập thông qua các hoạt động trung gian là loại hình học tập được hỗ trợ một cách trực tiếp bởi một người khác hoặc thông qua một phương tiện nhằm làm đơn giản hoá tài liệu học tập.
Học tập thông qua các hoạt động trung gian tốt sẽ cung cấp
(a) sự rõ ràng về mục đích và nội dung mà người học phải đạt được.
(b) bản chất của kinh nghiệm từ người học.
(c) hướng dẫn cho người học phương hướng học tập phù hợp.
Định nghĩa đơn giản nhất:
Đòi hỏi học sinh phải phản ánh lại những hành động của chúng so với các yếu tố đầu ra.
So sánh quy trình/chính sách đã ban hành.
Có thể kết hợp các kiến thức tiếp thu được với hoạt động ở lần tiếp theo.
Xem xét các tình huống khó giải quyết và biến đổi chúng thành những cơ hội học tập tiềm năng.
Một cách lựa chọn - học từ các sai lầm
http://www.shotuk.org/PresentationsBBTS05/Reflective%20learning%20and%20SHOT.pdf
Định nghĩa đơn giản nhất: Người học thực hiện hoạt động học dựa trên tư duy tích cực tìm hiểu kinh nghiệm học tập để có thể hiểu vấn đề thấu đáo hơn, và làm thế nào để có thể học tập ở cấp độ cao hơn.
Được biết đến như kĩ năng học để hiểu biết (learning to learn) (một trong 4 kĩ năng thiết yếu) và là nền móng chắc chắn của sự nghiệp “học tập suốt cuộc đời”.
Khi có được kĩ năng học tập này, sự học có thể tiến xa hơn việc học tập thông thường và trở nên rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp.
Những giáo viên mẫu mực sử dụng kinh nghiệm sư phạm sẵn có của mình và nội dung bài giảng để thể hiện và duy trì chất lượng của công tác giảng dạy một cách liên tục.
Quá trình học tập và tư duy.
Tư duy tích cực vì chúng ta muốn học và chúng ta học như kết quả của việc tư duy tích cực.
Ứng dụng đối với các ý tưởng phức tạp, chưa có hướng giải quyết và cần đạt được lượng kiến thức nhiều hơn.
Học tập, kiến thức và hiểu biết
HÌnh thức hành động
Rà soát tích cực
Phát triển cá nhân và nghề nghiệp
Phản ánh vào quá trình học hoặc chức năng cá nhân
Xây dựng lý thuyết từ việc quan sát các tình huống thực hành
Đưa ra quyết định / Loại trừ những điều không rõ ràng
Những kết quả bất ngờ (ví dụ; hình ảnh, ý tưởng, giải pháp cho nhũng tình huống khó xử hoặc những hoạt động mang tính sáng tạo)
Cảm xúc
Làm rõ và công nhận việc học tập dựa trên tư duy tích cực cao hơn
Khi tiếp xúc với tài liệu mới, chúng ta sử dụng các khung tham chiếu khác nhau để xử lý thông tin.
Do đó kiến thức, phương pháp học, và các yếu tố tâm lý khác đều có liên quan tới khung tư duy tích cực.
Do vậy việc liên hệ thực tế là rất có ích cho học tập dựa trên tư duy tích cực.
Điểm thú vị là phân biệt kinh nghiệm học tập dựa trên các mục tiêu xuất phát từ bên trong hay bên ngoài.
Nếu mục tiêu học tập là từ bên ngoài thì mục tiêu đó thường lâu dài hơn.
Với các mục tiêu bên trong, không có một cách chính xác nào để chúng ta tự tìm hiểu về chính bản thân mình và không có phương tiện chắc chắn nào để kiểm định những điều mà chúng ta hiểu về bản thân mình.
Các mục tiêu bên trong thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý
Ví dụ, kết quả học tập dựa trên tư duy tích cực với mục tiêu xuất phát từ bên trong sẽ là khác nhau khi một người giận dữ hoặc bình tĩnh.
Phụ nữ thường gần với loại hình học tập dựa trên tư duy tích cực với mục tiêu xuất phát từ bên trong bởi họ thường nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều tâm trạng khác nhau theo chu kì kinh nguyệt.
Khi một người được yêu cầu thực hiện một bài tập viết dựa trên tư duy tích cực lần đầu tiên, thì bài tập đó sẽ mang tính miêu tả, minh hoạ, và ít tính khoa học.
Chiều sâu trong tư duy tích cực có thể ở ba dạng:
(a) Thảo luận dựa trên mô tả.
(b) Đối thoại – minh hoạ lại các bước đã thực hiện công việc và các hoạt động đưa đến cách thức nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều cách khác nhau. Công việc này mang tính phân tích và thể hiện sự mâu thuẫn.
(c) Phê phán - nhận thức được các sự kiện và hành động bị ảnh hưởng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đối với việc học tập và giảng dạy dựa trên tư duy tích cực một cách khoa học, chiều sâu có thể được thể hiện ở một trong ba dạng hoặc ở cả ba dạng tuỳ thuộc vào từng tình huống.
Hai giai đoạn để đảm bảo thành công và quy trình của học tập dựa trên tư duy tích cực
Giai đoạn 1: Giúp người học khởi động với các nhiệm vụ dựa trên tư duy tích cực
Giai đoạn 2 : Làm sâu sắc thêm các hoạt động dựa trên tư duy tích cực
Giai đoạn 1 – Giúp đỡ người học bắt đầu với các nhiệm vụ học tập dựa trên tư duy tích cực
Các phương pháp tiếp cận:
Giải thích học tập dựa trên tư duy tích cực là gì
Giải thích tại sao tư duy tích cực được dùng để hỗ trợ các môn học hiện nay
Thảo luận để thấy sự khác nhau giữa hình thức viết dựa trên tư duy tích cực và các hình thức viết khác.
Xem xét các vấn đề sử dụng ngôi thứ nhất – “Tôi”
(5) Đưa ra các ví dụ về hoạt động viết thành công và không thành công dựa trên tư duy tích cực.
(6) Đưa ra thảo luận về nhận thức của người học đối với tư duy tích cực.
(7) Tạo điều kiện luyện tập và cơ hội phản hồi
(8) Hỗ trợ xây dựng hoạt động viết dựa trên tư duy tích cực sâu hơn với các bài tập / hoạt động
(9) Đưa ra các tình huống để người học có thể cùng chia sẻ ý kiến của mình
(10) Mong muốn hỗ trợ được những đối tượng tiếp thu chậm hơn người khác.
(11) Hãy cởi mở hơn về nhu cầu học tập dựa trên tư duy tích cực và chú ý tới cách thức bạn có thể sử dụng hình thức học tập đó.

Nhìn chung, học tập dựa trên tư duy tích cực là một hoạt động tương tự như tư duy theo trực giác thông thường.
Tư duy khoa học yêu cầu những mục đích có cơ cấu rõ ràng và có liên kết với nhau và đồng thời cả trực giác. Các giáo viên có thể xem xét hoặc đánh giá kết quả của sự tư duy này.
Định nghĩa chính xác là rất quan trọng
Là sự trợ giúp đầu tiên cho các học sinh không hiểu thế nào là tư duy tích cực. Các em có thể được yêu cầu suy nghĩ về những tình huống trước đây khi các em làm việc và được trả lương.

Làm rõ mục đích của tư duy tích cực, ví dụ, tìm hiểu kiến thức hoặc học kĩ năng. Các tiêu chí được dùng để đánh giá cũng cần được làm rõ.
Học tập dựa trên tư duy tích cực không nhất thiết là phải theo một chương trình học đầy đủ. Có thể là các tình huống như thực tập, tập làm việc…
Viết dựa trên tư duy tích cực cần có động não và không cần có thứ tự
Có thể là một phần của một quá trình diễn ra trong một thời gian dài
Vị trí của ngôi thứ nhất - Hầu hết những người học không sử dụng ngôi thứ nhất số ít trong các tình huống có tính chất hàn lâm. Đối với tư duy tích cực, họ được khuyến khích tư duy với ngôi “Tôi”.
Học từ ngôn ngữ viết biểu cảm - Bằng việc hướng dẫn học sinh viết ngôn ngữ hàn lâm, chúng ta có thể đã kiềm chế khả năng sáng tạo của các em.
Đưa ra các bài viết mẫu dựa trên tư duy tích cực để học sinh tham khảo
Bài tập 4 – Các bài viết dựa trên tư duy tích cực thành công và không thành công
Đọc bài tập về các bài viết dựa trên tư duy tích cực thành công và không thành công
Làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng của các bài tập trên?
Bạn có học được gì từ bài tập này không?
Thảo luận với người ngồi cạnh suy nghĩ của bạn.
Chia sẻ quan điểm của bạn với cả nhóm.
Bài tập 4 – Các bài viết dựa trên tư duy tích cực thành công và không thành công
Hiệu quả để khuyến khích học sinh nói suy nghĩ của các em về tư duy tích cực.
Một phương pháp tốt để viết dựa trên tư duy tích cực là yêu cầu các em phát huy khả năng thể hiện của mình trong một tình huống cụ thể.
Các em sẽ chuẩn bị cho một phần phát biểu phù hợp với môn học trong khoảng 5 phút.
Sau phần trình bày, các em sẽ làm một bài viết về quá trình thực hiện, cảm xúc, điểm mạnh và điểm yếu, đánh giá mong muốn của mình, so sánh các tình huống tương tự trước đây.
Giáo viên trợ giảng đọc các bài tập viết của học sinh và viết nhận xét riêng cho từng học sinh.
Nhận xét trước cả lớp và đưa ra ví dụ bài viết tốt nhất.
Có thể phản hồi theo cặp.
Hoặc chia ra các nhóm nhỏ.
Tạo ra các bài tập / hoạt động mới ví dụ như đàm thoại giữa 2 người.
Có thể tưởng tượng một người đang nói chuyện với mình để tự tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của chính bản thân mình.
Người học có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.
Những điều đó cũng nâng cao chất lượng và hiệu quả cho khả năng tư duy. Do đó internet là một nguồn hỗ trợ tốt để chia sẻ thông tin.
Một số học sinh không nắm bắt được ý tưởng về tư duy tích cực một cách nhanh chóng nên cần có các ví dụ cụ thể.
Hỗ trợ theo cặp - một người có nhiều kinh nghiệm hơn.
Học tập để trở nên chuyên nghiệp - Cả giáo viên và học sinh đều học tập để trở nên chuyên nghiệp hơn.
Học sinh có thể hợp tác để cùng viết ra bài viết phản hồi cho giáo viên.

Giai đoạn 2 - Tư duy tích cực hơn
Nếu không có nhận thức, học sinh sẽ không tư duy tích cực hơn.
Nhận thức được thể hiện như thế nào?
Người ta có thể nhìn nhận cùng một sự kiện dưới nhiều cách nhìn khác nhau.
Một sự kiện cũng có thể được nhìn nhận bởi một người theo nhiều cách khác nhau dưới nhiều khung quy chiếu khác nhau.
Cùng một người , các khung quy chiếu có thể khác nhau vào nhiều điểm thời gian khác nhau.
Các cảm xúc khác nhau cũng dẫn đến cách cảm nhận vấn đề khác nhau.
Các quy tắc khác nhau phụ thuộc vào các cấu trúc kiến thức khác nhau.
Giai đoạn 2 - Tư duy tích cực hơn
Các phương pháp tiếp cận:
Đưa ra các ví dụ để minh hoạ cho hoạt động tư duy tích cực.
Giới thiệu các bài tập cần có sự nhìn nhận một cách khách quan và thông cảm.
Giới thiệu các bài tập dựa trên tư duy tích cực có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý.

(4) Giới thiệu các bài tập từ các quan điểm khác nhau và các quy tắc khác nhau.
(5) Giới thiệu các phương pháp tư duy tích cực sâu hơn bằng cách làm việc với cả nhóm, ví dụ: nhóm góp ý
(6) Sử dụng tư duy lần hai

Đưa ra các tài liệu viết và cách sử dụng các tiêu chí để phân biệt các bài luận miêu tả
Học sinh sẽ đọc các báo cáo và chú ý tới những điểm khác nhau.
Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan có thể đem lại cho chúng ta một cái nhìn sâu rộng hơn về bản thân mình và hoàn cảnh xung quanh.
Khi chúng ta trực tiếp tham gia vào một hoạt động nào đó, chúng ta sẽ có xu hướng miêu tả kinh nghiệm của hoạt động đó. Các vấn đề sâu hơn sẽ không được tính đến.
Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan có thể là chỉ bảo cách làm thông qua một người thứ ba.
Cảm xúc thường là rất phức tạp và có thể ảnh hưởng đến tư duy tích cực.
Cảm xúc và tâm trạng có thể làm bóp méo tư duy tích cực.

Các quy tắc khác nhau nhìn nhận cùng một vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một phương pháp là yêu cầu người học nhìn nhận một vấn đề dưới các quy tắc khác nhau từ góc độ của nhà sinh vật học, hoá học, vật lý.
Sau đó so sánh và bình luận các quan điểm.
Một phương pháp giúp tư duy tích cực sâu hơn là làm việc theo nhóm để đóng góp ý kiến.
Làm giảm áp lực cho giáo viên khi phải xem xét hoặc đánh giá bài tập.
Tăng thêm góp ý từ bạn bè.
Cùng tư vấn bằng cách từng cặp lần lượt nghe trình bày và phản hồi.
Những người bạn góp ý có thể là người hỏi bạn tại sao bạn lại làm như vậy.
Hiệu quả cho tư vấn và không đánh giá.


Tư duy lần 2 yêu cầu người học xem xét lại bài tập đã làm của tư duy lần 1 và viết lại bài tập đó với tư duy sâu sắc hơn.
Có thể sử dụng phương pháp chia đôi tờ giấy theo chiều dọc. Viết phần nhận xét vào một cột.
Bài tập 5 – Các hoạt động viết có tư duy tích cực sâu hơn
Đọc bài tập về hoạt động tư duy tích cực sâu hơn
Tại sao bạn thấy đó là tư duy tích cực sâu hơn? Điều đó có cần thiết?
Thảo luận với người ngồi cạnh về quan điểm của bạn.
Chia sẻ quan điểm của bạn với cả nhóm.
Bài tập 5 – các hoạt động viết có tư duy tích cực sâu hơn
Tóm tắt
Các chiến lược nhằm cải thiện và khuyến khích tư duy tích cực:
Tự đánh giá
Đánh giá theo cặp/trả lời câu hỏi
Các ghi chép
Ghi chép nhật kí về các sự kiện
Nhật kí về các công việc thực hành
Các nhận xét có tư duy tích cực
Nghiên cứu


Chương trình giáo dục quốc gia
Học sinh chia sẻ quan điểm

“Trên một chuyến tàu, Có một ông già 50 tuổi nhường chỗ cho một ông già 60 tuổi. Thật đáng buồn khi thấy một chàng trai trẻ ngồi ngay cạnh đó không hề tỏ thái độ quan tâm. Điều này thể hiện rằng những người già thuờng quan tâm và lo lắng cho người khác hơn là thế hệ thanh niên.
Siti Radiah (Dhoby Ghaut)

“Tại nhà ga Somerset MRT nhộn nhịp vào giờ cao điểm, mọi người băng qua đèn đỏ mà không chú ý tới sự an toàn cho chính bản thân mình. Tôi thà là đi làm muộn chứ không thể làm như vậy.”
Victor Queck (Somerset MRT )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)