HỌC KÌ II

Chia sẻ bởi Lương Thị Hoài | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: HỌC KÌ II thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G.Lân-đơn thuộc thể loại:
Tiểu thuyết tự truyện C. Hồi kí tự thuật
Tiểu thuyết D. Truyện ngắn
Trong văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn đã không nói đến:
Trang phục C. Diện mạo
Trang bị D. Trang sức
Trong đoạn trích “Bố của Xi-mông”, Xi-mông đã rất đau đớn, tuyệt vọng vì:
Mang tiêng là một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu trọc.
Chú Phi-líp không chịu nhận lời làm bố của em.
Vì mẹ Xi-mông không đồng ý để chú Phi-líp làm bố của em.
Vì các bạn không tin là em có bố mà vẫn true trọc.
Bài thơ “Mây và sóng” của Tar-go ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt đúng hay sai?
Đúng B. Sai
Câu 2: Điền tên thành phần biệt lập vào cột 1 cho phù hợp với khái niệm ở cột 2.

Cột 1
Cột 2

Thành phần………………
: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Thành phần……………..
: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần……………..
: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

Thành phần………………
: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.



Phần II: Tự luận
Câu 1: (1 điểm)
Cho đoạn trích
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”.
Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
Trong đoạn trích có câu chứa thành phần khởi ngữ, hãy viết lại câu đó và gạch chân dưới thành phần đó.
Câu 2: (7 điểm)
Chép lại hai khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Trong hai khổ thơ trên, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Hãy viết một bài văn nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đó.

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1:
Câu
1
2
3
4

Đáp án
A
D
A
A

Câu 2:
Phụ chú
Tình thá
Cảm thán
Gọi đáp
Phần II: Tự luận
Câu 1:
Đoạn văn trên rút từ tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (0,5 điểm)
Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy. (0,5 điểm)
Câu 2:
Chép lại hai khổ thơ (1 điểm)
Trong khổ thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa- chỉ ra một số câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật này (1 điểm)
Nêu cảm nhận
Hình thức:
Đúng kiểu bài nghị luận
Chú ý liên kết câu và liên kết đoạn văn
Nội dung:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm, tác giả và vị trí hai khổ thơ.
Thân bài:Cần đạt được các ý chính sau
+ Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột, bất ngờ, dường như không hẹn trước:
Hương ổi thơm ngào ngạt và vào không gian khơi nguồn cảm xúc…
Sương bảng lảng chùng chình qua ngõ như màu thủy mặc phủ mơ màng lên cảnh vật…Dấu hiệu báo trước mùa thu về
Tâm trạng của tác giả có gì như bâng khuâng tiếc nuối “Hình như thu đã về”
+ Cảm nhận thu sang từ một không gian hẹp rồi được mở ra lan tỏa ở góc vườn rộng lớn
Dưới mặt đất dòng sông xanh nước chảy dềnh dàng, hiền hòa, không phăng phăng, dữ dội như mùa nước lũ
Trên bầu trời, những cánh chim bắt đầu vội vã đi tránh rét. Một đám mây mềm như dải lụa, uốn mình vắt qua hai nửa thời gian…
+ Những câu thơ đẹp, sống động, đặc biệt là chữ “vắt”… bức tranh đẹp đến mê hồn.
Kết bài:
Hai khổ thơ đẹp trong cách tạo hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Hoài
Dung lượng: 65,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)