HOATIGON2- ĐỀ THI VAO 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết Mai |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: HOATIGON2- ĐỀ THI VAO 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS HÀ NAM NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (4,0 điểm)
Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như sau:
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa.
Em hãy chỉ ra những từ ngữ bạn chép chưa chính xác. Chép lại cho đúng và phân tích hiệu quả biểu đạt của những từ ngữ đó.
b. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe.
( Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1)
Phân tích tác dụng của các phép tu từ từ vựng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
( Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005 )
Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên.
Lưu ý: Bài viết không quá 02 trang giấy thi.
Câu 3 (10 điểm)
Tình cảm cha con chan hòa với tình yêu quê hương qua bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
............HẾT..........
Họ và tên thí sinh:…………………………………………..Số báo danh:……………………………….
Chữ kí của người coi thi số 1:...................... Chữ kí của người coi thi số 2:..................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
HÀ NAM NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh phải có kĩ năng đọc hiểu, lĩnh hội văn bản.
- Có kĩ năng làm bài tập tiếng Việt về việc lựa chọn và sử dụng
từ ngữ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
a.* Chỉ ra những từ bạn chép chưa chính xác và chép lại:
0,5
+ Chép sai từ tận thành từ rợn trong câu:
Cỏ non xanh rợn chân trời,
+ Chép sai cụm từ trắng điểm thành điểm trắng trong câu:
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa.
0,25
+ Chép lại đúng hai câu thơ của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
0,25
*Phân tích:
1,5
Hai câu thơ của Nguyễn Du là bức tranh về mùa xuân tuyệt đẹp: bao la, khoáng đạt, tinh khôi, giàu sức sống.
0,25
+ Dùng từ rợn không phù hợp với miêu tả đặc điểm của cỏ non, không làm nổi bật sức sống của mùa xuân. Nguyễn Du dùng từ tận giàu sức gợi: gợi ra một không gian bao la, khoáng đạt với một biển cỏ xanh non, mênh mông đang trải ra, kéo dài tít tận chân trời. Đó là sức sống bất tận của mùa xuân.
0, 5
+ Đảo cụm từ điểm trắng không làm nổi bật được cái thần của bức tranh xuân, không cân xứng hài hòa giữa hai gam màu xanh và trắng. Nguyễn Du đảo từ trắng lên vị trí thứ ba của câu thơ để tạo sự cân xứng, hài hòa với từ xanh ở câu trên, để sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê nổi bật trên sắc xanh vô biên của thảm cỏ, làm điểm nhấn, tạo hai gam màu êm dịu, tươi mát cho bức tranh mùa xuân. Từ điểm được dùng như một động từ, chỉ sự điểm tô, trang trí khéo của bàn tay tạo hóa, khiến cho
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (4,0 điểm)
Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như sau:
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa.
Em hãy chỉ ra những từ ngữ bạn chép chưa chính xác. Chép lại cho đúng và phân tích hiệu quả biểu đạt của những từ ngữ đó.
b. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe.
( Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1)
Phân tích tác dụng của các phép tu từ từ vựng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
( Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005 )
Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên.
Lưu ý: Bài viết không quá 02 trang giấy thi.
Câu 3 (10 điểm)
Tình cảm cha con chan hòa với tình yêu quê hương qua bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
............HẾT..........
Họ và tên thí sinh:…………………………………………..Số báo danh:……………………………….
Chữ kí của người coi thi số 1:...................... Chữ kí của người coi thi số 2:..................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
HÀ NAM NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh phải có kĩ năng đọc hiểu, lĩnh hội văn bản.
- Có kĩ năng làm bài tập tiếng Việt về việc lựa chọn và sử dụng
từ ngữ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
a.* Chỉ ra những từ bạn chép chưa chính xác và chép lại:
0,5
+ Chép sai từ tận thành từ rợn trong câu:
Cỏ non xanh rợn chân trời,
+ Chép sai cụm từ trắng điểm thành điểm trắng trong câu:
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa.
0,25
+ Chép lại đúng hai câu thơ của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
0,25
*Phân tích:
1,5
Hai câu thơ của Nguyễn Du là bức tranh về mùa xuân tuyệt đẹp: bao la, khoáng đạt, tinh khôi, giàu sức sống.
0,25
+ Dùng từ rợn không phù hợp với miêu tả đặc điểm của cỏ non, không làm nổi bật sức sống của mùa xuân. Nguyễn Du dùng từ tận giàu sức gợi: gợi ra một không gian bao la, khoáng đạt với một biển cỏ xanh non, mênh mông đang trải ra, kéo dài tít tận chân trời. Đó là sức sống bất tận của mùa xuân.
0, 5
+ Đảo cụm từ điểm trắng không làm nổi bật được cái thần của bức tranh xuân, không cân xứng hài hòa giữa hai gam màu xanh và trắng. Nguyễn Du đảo từ trắng lên vị trí thứ ba của câu thơ để tạo sự cân xứng, hài hòa với từ xanh ở câu trên, để sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê nổi bật trên sắc xanh vô biên của thảm cỏ, làm điểm nhấn, tạo hai gam màu êm dịu, tươi mát cho bức tranh mùa xuân. Từ điểm được dùng như một động từ, chỉ sự điểm tô, trang trí khéo của bàn tay tạo hóa, khiến cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Dung lượng: 119,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)