Hoàn cảnh sáng tác của các văn bản và thơ lớp 9
Chia sẻ bởi Phung Truong |
Ngày 11/10/2018 |
75
Chia sẻ tài liệu: Hoàn cảnh sáng tác của các văn bản và thơ lớp 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1. Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con đường chiến lược Trường Sơn, bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ báo Văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập thơ Vầng trăng – Quầng lửa của tác giả.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mĩ dũng cảm ngoan cường, lạc quan yêu đời trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
3. Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ Huy Cận sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi này hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài thơ được in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
Chủ đề:Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong một đêm trăng trên Hạ Long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.
4. Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Chủ đề: Qua hình ảnh Bếp lửa – ngọn lửa , tác giả thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà của đứa cháu đi xa, đồng thời nói lên tình yêu thiết tha đối với gia đình, quê hương, đất nước.
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sang tác năm 1971, khi đang công tác tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình thương con của bà mẹ Tà ôi ; tình thương con gắn liền với tình yêu nước, yêu bộ đội Cụ Hồ, yêu bà con làng bản quê hương.
6. Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, khi ông đang là đại diện thường trú của Báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên của tác giả.
Chủ đề:Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp.
7. Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.
Chủ đề: Truyện nói về tình yêu Làng của ông Hai Thu khi phải xa làng đi tản cư, qua đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam.
8. Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác trong chuyến công tác tại Lào Cai giữa mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập Giữa trong xanh (năm 1972)
Chủ đề: Thông qua cuộc gặp gỡ giữa bốn nhân vật, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn giữa núi rừng Lào Cai, tác giả ca ngợi những con người lao động bình thường âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình cho công cuộc xây dựng XHCN và thống nhất đất nước.
9. Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên của tác giả.
Chủ đề: Truyện kể về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu, qua đó tác giả ca ngợi tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
1. Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con đường chiến lược Trường Sơn, bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ báo Văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập thơ Vầng trăng – Quầng lửa của tác giả.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mĩ dũng cảm ngoan cường, lạc quan yêu đời trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
3. Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ Huy Cận sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi này hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài thơ được in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
Chủ đề:Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong một đêm trăng trên Hạ Long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.
4. Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Chủ đề: Qua hình ảnh Bếp lửa – ngọn lửa , tác giả thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà của đứa cháu đi xa, đồng thời nói lên tình yêu thiết tha đối với gia đình, quê hương, đất nước.
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sang tác năm 1971, khi đang công tác tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình thương con của bà mẹ Tà ôi ; tình thương con gắn liền với tình yêu nước, yêu bộ đội Cụ Hồ, yêu bà con làng bản quê hương.
6. Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, khi ông đang là đại diện thường trú của Báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên của tác giả.
Chủ đề:Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp.
7. Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.
Chủ đề: Truyện nói về tình yêu Làng của ông Hai Thu khi phải xa làng đi tản cư, qua đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam.
8. Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác trong chuyến công tác tại Lào Cai giữa mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập Giữa trong xanh (năm 1972)
Chủ đề: Thông qua cuộc gặp gỡ giữa bốn nhân vật, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn giữa núi rừng Lào Cai, tác giả ca ngợi những con người lao động bình thường âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình cho công cuộc xây dựng XHCN và thống nhất đất nước.
9. Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên của tác giả.
Chủ đề: Truyện kể về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu, qua đó tác giả ca ngợi tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phung Truong
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)