Hóa học và đời sống

Chia sẻ bởi Hoa Xuong Rong | Ngày 30/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Hóa học và đời sống thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNG LONG
*****
Tổ : Lí - Hóa - Công nghệ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG VIỆC GIẢI THÍCH CÁC TÍNH CHẤT, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG.


Năm học: 2010-2011
LỜI NÓI ĐẦU
Theo Luật Giáo dục mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Bên cạnh đó yêu cầu của phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng ham mê học tập và ý chí vươn lên. Như vậy để thực hiện tốt những yêu cầu đã đề ra trong mục tiêu Giáo dục về công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh và cũng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học 2010-2011 nói riêng và phổ cập đúng độ tuổi nói chung. Muốn đạt được điều này thì hoạt động dạy và học là một vấn đề hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh. Với giáo viên bộ môn điều quan trọng nhất không chỉ là làm sau giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của lớp đang học để làm nền tảng cho các lớp tiếp theo, mà còn phải đào tạo các học sinh trở thành những người năng động sáng tạo, biết tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại.
Biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm .
Vấn đề trên không nằm ngoài mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào vấn đề mà học sinh cần phải lĩnh hội. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh của người học để phát triển, phát huy khả năng tự học của học sinh. Đối với học sinh bậc THCS cũng vậy, các em là những đối tượng người học nhạy cảm việc đưa phương pháp học tập theo hướng đổi mới là cần thiết và thiết thực. Tuy nhiên để tiếp thu các phương pháp đổi mới Giáo dục trong dạy học thì không phải học sinh nào cũng có điều kiện làm được và lĩnh hội một cách dễ dàng nhất là đối với môn hóa học và môn vật lí là hai môn học khó có rất nhiều kiến thức có liên quan trong thực tế đời sống hằng ngày.
Vì vậy đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy việc truyền thụ lí thuyết và thực hành thì chưa đủ mà trong các bài học giáo viên còn phải đưa ra một số ví dụ có liên quan đến đời sống hằng ngày, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên để giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu hơn, về nhà các em có thể ứng dụng vào thực tế ở gia đình, xóa bỏ các hiểu biết sai lệch có hại cho dời sống như là mê tín dị đoan, hiểu được các ý nghĩa khoa học của các câu ca dao, tục ngữ.
Muốn làm tốt được điều này thì giáo viên phải đầu tư thật nhiều vào công tác chuyên môn và trong mỗi tiết dạy phải nghiên cứu kĩ lưỡng, chuẩn bị thật nhiều các câu hỏi, các kiến thức có liên quan trong thực tế để góp phần giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong năm học 2010-2011.Từ những suy nghĩ trên tập thể tổ Lí- Hóa- CN thảo luận, thống nhất và đưa ra một số biện pháp cụ thể và thích hợp để làm nên chuyên đề "Nâng cao hiệu quả dạy học bằng việc giải thích các tính chất, hiện tượng trong đời sống."
Vấn đề nói trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại nếu áp dụng được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức với mục đích góp phần sao cho học sinh học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.. Đồng thời cũng giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm học này.
Qua tìm hiểu thêm ở sách báo, học hỏi ở đồng nghiệp, tham dự các buổi học chuyên môn hè, một số kinh nghiệm của ông cha ta, internet và đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy trước vì vậy ở năm học này giáo viên tổ lí -hóa cùng nhau làm nên chuyên đề cho năm học 2010-2011 để nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn và cuối năm đạt kết quả học tập được tốt hơn.
PHẦN I: THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm giảng dạy thực tế cho thấy:
- Môn hoá học và vật lí trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, đặc biệt đối với môn hóa học các em mới vừa làm quen ở năm lớp 8 nên còn mới mẽ đố�i với học sinh do đó nếu không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu bài mới.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức.
-Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài mới, nhanh chóng lĩnh hội được tri thức thì người học phải biết tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp mới nhanh chóng tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên, phần lớn học sinh hiện nay đều không nhận thức được điều đó. Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học vì vậy giáo viên cần phải có kiến thức liên hệ thực tế để giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
- Do gia đình các em quá khó khăn nên một số em học sinh không có đầy đủ điều kiện học tập như thiếu dụng cụ học tập, sách tham khảo, thông tin interner...
PHẦN II : GIẢI PHÁP
Từ thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: "Nâng cao hiệu quả dạy học môn lí- hóa bằng việc giải thích các tính chất, hiện tượng trong đời sống." sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong môn học . Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng bài học, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích môn học. Nâng cao hiệu quả dạy và học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học" bằng cách:
+ Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. - Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái.Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học .
-Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình . sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng môn học vào đời sống thực tiễn.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu.
* CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu . Điều này cần phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau của mỗi giáo viên.
Dưới đây là một số ứng dụng, giải thích các tính chất, hiện tượng trong đời sống có liên quan đến bài học.
1. Vai trò của Ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào? Ozon có khả năng "cải tạo" nước thải, có thể khử các chất độc như: Phenol, hợp chất nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh . có trong nước thải và Ozon có thể tác dụng với các ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan.).
Biến nước thải thành nước sạch vô hại. Trên tầng cao khí quyển Trái đất, Ozon tồn tại thành một tầng khí quyển riêng, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y . Gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy sinh ra khí thải, động cơ phản lực . thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiễm, thì Ozon lại góp phần oxi hoá chất gây ô nhiễm. Cũng chính vì vậy tầng Ozon bị mỏng dần, có một số nơi tầng Ozon bị thủng và gây ra không ít hiện tượng như: bảo, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y . Dựa vào vấn đề trên ta giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và qua bài học, học sinh hiểu được tầm quan trọng của Ozon, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu về vấn đề này
2. Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
Cồn là dung dịch Ancol etylic ( C2H5OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (Do protein là cơ sở sự sống của tế bào). Thực tế chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn > 75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát trùng kém. Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương . nhưng có ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn? Trong khi học, nếu học sinh được biết sẽ rất tốt cho cuộc sống.
3.Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?
Xăng pha chì là thêm Tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành Chì bromua (PbBr2), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước ta đã nghiêm cấm không sử dụng xăng pha chì, nhưng không ít một bộ phận học sinh và nhân dân không hiểu vì sao. Nên thông qua bài học liên quan, giáo viên có thể làm rõ tại sao.
4.Tại sao phải ăn muối có Iod?
Ăn muối để bổ sung hàm lượng Iod cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 - 50mg Iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu Iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu Iod dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Qua đây giúp các em tự nhận thấy tầm quan trọng của muối Iod.
5.Vì sao nước biển lại mặn?
Nước biển là một hỗn hợp nhiều muối thành phần chính là Natri clorua (NaCl) nên có vị mặn.Trong 1m khối nước biển có khoảng 27kg muối NaCl, 5 kg muối magie clorua, 1 kg muối canxi sunfat và một khối lượng nhỏ những muối khác.
6.Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành đường mantozơ, glucozơ gây ngọt .Vấn đề này có thể cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hoá tinh bột trong khi ăn. Đó cũng là một hiện tượng tự nhiên đều cảm nhận được trong các bữa cơm của chúng ta.
7. Vì sao tay một người dính cồn iod cầm bánh mì thì có chấm xanh trên bánh?
Do cồn iod là hỗn hợp tan của Iod và Ancol etylic (C2H5OH), Iod gặp tinh bột tạo ra phức màu xanh dương. Điều này cũng có thể giải thích khi bôi cồn iod lên phía trong quả chuối xanh lại cũng có hiện tượng tương tự (do trong chuối xanh có tinh bột) Nhưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tượng này (do chuối chín chuyển tinh bột thành đường Glucozo (C6H12O6). Người ta sử dụng tinh bột để nhận biết iod và ngược lại.
7. Hoá chất trong cơ thể của con người như thế nào?
Các nhà khoa học đã tính được rằng:
- Lượng nước trong cơ thể của mỗi người chúng ta chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi.
- Lượng Fe đủ để làm một cái đinh 5 phân.
- Lượng đường chỉ đủ cho làm một nữa cái bánh ngọt nhỏ.
- Lượng vôi trong toàn bộ xương của cơ thể đủ để xây một cái chuồng gà con.
- Lượng mỡ dùng nấu được 7 bánh xà phòng.
- Lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm.
- Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét.
Đây là tình huống có chút khôi hài nhưng có thể giúp học sinh nắm được cơ bản thành phần nguyên tố trong cơ thể con người có thể đưa vào bài giảng về thành phần nguyên tố.
8.Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?
Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi. Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1-3 giờ.
9.Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
Do than đá tác dụng với khí O2 trong không khí tạo ra khí CO2, phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than tự bốc cháy.

10. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.

11. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2.Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.
12.Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
13.Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn
14 .Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?
Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những "óc đậu" khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá.
15.Hàn the là chất gì?
Hàn the có thành phần chính là chất Natri tetraborat (hay là Borac), ở dạng tinh thể ngậm nước. Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90o.Trước đây, người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn, . để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. Ngay từ năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, suy tim, co giật và hôn mê,
16.Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ, nên hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
17. Vì sao rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?
Do trong rau có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, trong chanh có 7% axit citric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. (Axit làm quì tím -> màu đỏ.)
18. Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
"Ma trơi" chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P2H4 (Diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí. Điều trùng lặp ngẫu nhiên là người ta thường gặp "Ma trơi" ở các nghĩa địa càng tăng lời đồn có ma. Vấn đề này để giải thích hiện tượng trong đời sống "Ma trơi". Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh hơn.
19.Tục ngữ Việt Nam có câu: "Nước chảy đá mòn", câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 nên trong nước sẽ tồn tại phương trình điện ly các ion. Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion , hoặc Vì trong nước có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần. Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá ở những dòng chảy đi qua. Nếu không để ý, trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít.
20. Ca dao"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
Câu này mang hàm ý của khoa học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: Sau đó khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa. Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 - 7 kg N cho mỗi mẫu đất.
21. Vì sau sét hay đánh vào vật thể cao chót vót đứng đơn độc?
Vì tầng mây thấp trong các đám mây giông thường mang điện. Loại điện năng này thường gây cảm ứng cho mặt đất, đồng thời làm cho mặt đất sản sinh ra loại điện tích khác với tính chất của dòng điện trong tầng mây thấp. Nghĩa là tầng mây thấp nếu tích điện dương thì mặt đất lại mang điện âm và ngược lại. Mặt đất mang loại điện tích này gọi là "điện tích cảm ứng". Loại điện tích cảm ứng này trên một phạm vi nhỏ thường mang tính chất giống nhau như điện dương (âm). Dòng điện cùng một tính chất thường bài xích nhau. Kết quả của sự bài xích này khiến cho điện tích trên mặt đất phân bố lại từ đầu. Lực bài xích này xen theo sự phân lực của phương hướng mặt đất, ở những nơi mặt đất gồ ghề thì sự phân lực thường nhỏ hơn ở những vùng mặt đất bằng phẳng, vì thế điện tích thường chuyển dịch đến những nơi mặt đất gồ ghề gấp khúc. Từ đó ở những vùng đất này mật độ điện tích nhiều hơn và dày hơn.
Vì vậy những vật thể cao chót vót mang điện tích cảm ứng nhiều hơn mặt đất, có khả năng hút sóng điện mạnh hơn, nên nó hút tia điện một cách dễ dàng.
Chính vì vậy khi trời mưa chúng ta không nên đứng trú mưa hoặc đứng gần dưới những vật thể cao như cột cờ, cây cao, tháp nhọn, cột điện. bởi vì tia sét rất thích những nơi đó.

22. Tại sao bình thủy giữ được nước nóng lâu dài?
Do bình thủy được cấu tạo là một bình thủy tinh gồm hai lớp: ở giữa là một lớp chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt.Hai mặt đối diện của hai lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong bình. Bình được đậy thật kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài nên nó giữ nóng được lâu.
23. Tại sao vào các lễ, tết của người Khơme người ta thả lồng đèn bay lên được?
Do lồng đèn được cấu tạo hình trụ, rỗng bên ngoài được dán giấy kín phần xung quanh và trên cùng, còn phần đáy được quấn vải nén lại tẩm dầu lửa. Sau đó đốt cho lửa cháy sáng tạo ra khí nóng bay lên cao (do trọng lượng riêng giảm) phần không khí ở trên (trong lồng đèn) chưa nóng kịp đi xuống và khí nóng cứ đi lên tạo dòng đối lưu và khí nóng lớn đẩy lồng đèn bay cao lên.
24. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vở hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày làm cho lớp thủy tinh bên trong cốc dãn nở trước, trong khi lớp ngoài chưa dãn nở kịp nên dễ bị bể. Còn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh phía trong và phía ngoài cốc dãn nở cùng một lúc như nhau nên khó bị vỡ.
25. Em có biết các loài chim về mùa đông hay đứng xù lông không?
Do bản năng, loài chim biết áp dụng sự cách nhiệt của không khí để che chở thân thể chống lại cái lạnh của mùa đông. Khi chim xù lông để tạo lớp không khí dày bọc quanh thân mình làm tăng độ cách nhiệt giữa cơ thể chim và môi trường bên ngoài.
26. Vì sao chim đậu trên dây điện vẫn có thể an toàn?
Thân chim đậu trên dây điện cao thế coi như một vật dẫn mắc song song giữa 2 điểm khá gần nhau (hai bàn chân của chim), do đó điện trở đoạn mạch này so với mạch rẽ là rất lớn. Cường độ dòng điện đoạn mạch rẽ này đi qua thân chim không đáng kể vì vậy không gây nguy hiểm cho chim.
Tuy nhiên nếu chim đậu trên dây điện nhưng cánh hoặc mỏ của nó chạm phải cột điện hoặc bằng cách nào đó nối liền với đất thì chim bị điện giật ngay, vì dòng điện phóng qua thân chim để đi vào đất.
Trên đây là một số giải thích về các hiện tượng trong đời sống.
Ngoài ra chúng ta đã biết hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau để ăn, nhưng không biết trong số thực phẩm đó khi sử dụng cùng với nhau sẽ có hại cho sức khỏe. Và sau đây là một số thực phẩm khi ăn vào thì có hại cho sức khỏe:
1. Giá đậu và gan lợn:
Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn có 2,5mg đồng và giá đậu có nhiều Vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng lúc hoặc cách nhau thời gian ngắn sẽ oxi hóa vitamin C. Kết quả các thức ăn không còn chất bổ.
2. Sửa đậu nành và trứng gà: Trong sữa đậu nành có chất Protidaza, có tính chất ức chế sự chuyển hóa của protein trong trứng gà. Kết quả, chúng sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và làm mất đi lượng protein mà lẽ ra cơ thể hấp thụ được.
3. Hải sản và hoa quả:
Các loại hải sản đều giàu protein và canxi. Nếu trước hoặc ngay sau bữa ăn, ta ăn các loại rau quả chứa nhiều axit tanic như nho, cam, quýt. sẽ làm mất chất dinh dưỡng của hải sản. Ngoài ra, hoa quả ăn kèm hải sản sẽ kích thích nhu động ruột gây đầy bụng, nôn mửa, tả chảy.
4. Thịt dê, thịt chó với nước chè:
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê vừa uống nước chè thì chất axit tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein trong 2 loại thịt trên tạo thành một chất không tốt cho cơ thể.
5. Không ăn dưa chuột với những món có nhiều vitamin C: vì dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C.
VD: Dưa chuột kỵ với cà chua.
6. Tỏi và trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.
7.Không nên ăn thịt chó với tỏi : vì sẽ gây khó tiêu.
8. Tàu hu v?i m?t ong:Trong tàu hu thu?ng có th?ch cao và trong m?t ong thì có dđu?ng. Hai thành phần này g?p nhau s? t?o hi?n tu?ng vón cục, dđông c?ng trong d? dày làm ngu?i an khó th?, h?t hoi rồi hôn mê. D?c bi?t, n?u ngu?i có b?nh v? tim m?ch, th?i gian dẫn đến tử vong càng nhanh hon.
9. S?a đậu nành v?i m?t ong: M?t ong ch?a acid formic nên khi g?p đậu nành có nhi?u protein s? gây ra hi?n tu?ng k?t t?a, d?n dđ?n tình tr?ng khó thở.
10. S?a đậu nành v?i đu?ng phèn.
Trong đu?ng phèn có ch?t acid malic, khi hòa tan trong s?a đậu nành s? t?o ra ch?t l?ng t?a, làm gi?m ch?t b? c?a s?a đậu nành. M?t khác khi u?ng vào d? b? d?y b?ng, khó tiêu khi?n h?p thu các chất khác cung gi?m.
PHẦN III: KẾT QUẢ
Trên đây là một số kiến thức có liên quan đến đời sống hằng ngày mà tập thể tổ Lí -Hóa -CN đã áp dụng để cung cấp cho học sinh trong các tiết học . Tuy kết quả chưa cao nhưng cũng giúp cho các em phần nào biết được một số hiện tượng trong tư nhiên, một số tính chất của các chất có liên quan đến vấn đề ăn uống trong đời sống,giải thích được một số câu tục ngữ, ca dao. Góp phần tạo không khí thoải mái và gây hứng thú cho tiết học, có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Làm cho các em yêu thích môn học hơn.


PHẦN IV : KẾT LUẬN:
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài trên đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Hy vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy học, tuy có đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn có nhiều mặt hạn chế. Do đó rất mong tiếp thu được nhiều ý kiến của ban lãnh đạo nhà trường và các bạn đồng nghiệp để tập thể tổ tìm ra những biện pháp dạy học thật tích cực hơn trong công tác giảng dạy nhằm để dần dần đưa chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn trong những năm học tới. Để giúp các em có đầy đủ kiến thức để làm nền tảng cho các lớp học tiếp theo và cũng giúp các em khối 6,7,8 cuối năm đạt kết quả cao.
Riêng các em học sinh lớp 9 hoàn thành chương trình THCS và thi tuyển vào lớp mười đạt kết quả cao. Xin cảm ơn.
Càng Long, ngày 09 thá ng 11 năm 2010
Người thực hiện



Châu Thị Ngọc Thủy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoa Xuong Rong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)