HÓA HỌC NÂNG CAO

Chia sẻ bởi Bùi Anh Tuấn | Ngày 15/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: HÓA HỌC NÂNG CAO thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Lời nói đầu

Bộ môn hoá học còn rất xa lạ với các em trung học cơ sở. Để đạt được thành tích học tập cao thì chúng ta phải bắt tay vào nghiên cứu ngay từ bây giờ, ngay từ khi mới quen, ngay từ khi còn bỡ ngỡ.
Với mục đích giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo và nghiên cứu, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách “Luyện giải bài tập hoá học 8” hy vọng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình nghiên cứu và học tập.
NỘI DUNG QUYỂN SÁCH GỒM SÁU CHƯƠNG
Chương I: Chất, nguyên tử, phân tử
Chương II: Phản ứng hóa học
Chương III: Mol và tính toán hóa học
Chương IV: Oxi – không khí
Chương V : Hidrô - nước
Chương VI: Dung dịch
TRONG MỖI CHƯƠNG ĐỀU CÓ BỐN PHẦN
A. Tóm tắt kiến thức
B. Bài tập
C. Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập nâng cao
D. Hướng dẫn giải và đáp số
Chúc các em thành công!
Sài Gòn, mùa khai trường 2005 - 2006
Tác giaÛ
Thảo Minh


CHƯƠNG I
CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. CHẤT
1. Chất và vật thể
- Vật thể là những vật tồn tại xung quanh chúng ta. Vật thể gồm vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
Ví dụ: vật thể tự nhiên : cây phượng, cây bàng..
vật thể nhân tạo : viên phấn, cái bàn học, cây đinh…
- Chất là chất liệu tạo nên vật thể. Mỗi chất có thể tạo ra nhiều vật thể khác nhau và ngược lại mỗi vật thể được tạo bởi nhiều chất.
2. Chất tinh khiết và hỗn hợp
- Chất tinh khiết, còn gọi là nguyên chất, là chất không có lẫn chất khác.
- Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Hỗn hợp chỉ tồn tại khi các chất không phản ứng với nhau ở điều kiện thường.
3. Tính chất của chất
- Mỗi chất tinh khiết có những tính chất nhất định. Tính chất của chất chia thành hai loại: tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ Tính chất vật lí như thể (rắn, lỏng hay hơi), màu sắc, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn điện… Khi các chất thể hiện những tính chất này, chất không biến đổi thành chất khác.
+ Tính chất hóa học như sự gỉ của sắt, sự cháy các chất… Khi các chất thể hiện những tính chất này làm cho chất biến thành chất khác.
- Trong hỗn hợp mỗi chất còn giữ nguyên những tính chất riêng của nó. Vì vậy có thể tách riêng từng chất trong hỗn hợp dựa vào sự khác nhau về tính chất của chúng.
Vì trong hỗn hợp mỗi chất còn giữ nguyên những tính chất riêng của nó nên hỗn hợp có tính chất thay đổi tùy thuộc vào tính chất và số lượng các chất thành phần
Dựa vào các tính chất để phân biệt, tách, sử dụng, ứng dụng các chất.
3. Phân chia hỗn hợp
Phân chia những chất không tan trong nước và có tỷ trọng khác nhau: dùng phương pháp lắng. Ví dụ: trong công nghiệp người ta đãi cát lấy vàng, bằng cách cho một dòng nước chảy vào một máng hơi nghiêng có chứa lẫn cát với vàng, cát bị cuốn đi.
- Phân chia các chất lỏng không tan vào nhau ta dùng phương pháp chiết. Ví dụ: chiết nước và xăng.
- Phân chia một chất rắn ra khỏi một chất lỏng: dùng phương pháp lọc. Ví dụ: lọc cát từ hỗn hợp cát và nước.
- Phân chia các chất lỏng tan vào nhau: ta dùng phương pháp chưng cất. Ví dụ: tách rượu ra khỏi nước.
- Tách chất tan ra khỏi hỗn hợp dùng phương pháp bay hơi. Ví dụ: tách muối ăn từ nước biển.

II. NGUYÊN TỬ
1. Định nghĩa
Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, từ đó tạo ra các chất.
2. Cấu tạo và đặc điểm nguyên tử
- Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.
+ Vỏ nguyên tử: được tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu e) mang điện tích âm (-).
+ Hạt nhân được tạo bởi hai loại hạt là proton (kí hiệu p) mang điện tích dương (+) và nơtron (kí hiệu n) không mang điện.
Như vậy: nguyên tử được tạo bởi ba loại hạt nhỏ là electron, proton, nơtron.
- Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p.
- Trong nguyên tử, các electron luôn chuyển động quanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Anh Tuấn
Dung lượng: 1,23MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)