Hoa 9

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Hoài | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: hoa 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

- Thí nghiệm của học sinh
- Thí nghiệm của giáo viên
Một số yêu cầu đối với thí nghiệm hoá học :
- Xác định rõ mục tiêu cần đạt được .
- Để các giờ dạy có thí nghiệm và giờ thực hành thành công ,GV và HS cần có sự chuẩn bị chu đáo :
+ HS cần ôn lại các kiến thức nội dung có liên quan đến bài thực hành .
+ Chuẩn bị đầy đủ các dung cụ ,hoá chất ( tuỳ từng cơ sở vật chất từng trường )
+ Gv Cần làm trước các thí nghiệm (Để kiểm tra dụng cụ và hoá chất ,dự đoán ,lường trước những khó khăn để sẵn sàng hướng dẫn HS .
- Các thí nghiệm phải đơn giản nhưng rõ ràng nhưng đảm bảo thành công.
- Giờ có thí nghiệm thực hành phải đảm bảo trật tự .
- Giờ có thí nghiệm thực hành phải đảm bảo an toàn .
GV cần theo dõi sát các hoạt động của HS và kịp thời uốn nắn những sai sót cho HS.
Các thí nghiệm phải đảm bảo tính khoa học ,phải mang tính thuyết phục cao.
I. THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH :
- Thí nghiệm học sinh gồm:
1.Thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới :
Giúp HS phát triển năng lực trí tuệ một cách tốt nhất, kích thích hứng thú học tập đối với HS .
Cần tổ chức thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới theo 1 trong 2 cách :
+ Cho toàn bộ lớp cùng làm 1 thí nghiệm .
+ Cho từng nhóm HS thực hiện thí nghiệm khác nhau ( Chú ý yêu cầu các em thay nhau làm thí nghiệm ,không để chỉ một vài HS làm thí nghiệm biểu diễn trong nhóm )
Lưu ý :
Thí nghiệm thường được tiến hành theo 2 phương pháp:
PP minh họa.
PP nghiên cứu .
Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng thí nghiệm được tiến hành theo PP nghiên cứu kích thích hoạt động tích cực của HS hơn và tạo điều kiện phát triển kỷ năng làm việc độc lập và khả năng nhận thức của HS
2. Thí nghiệm thực hành :
Các bước tiến hành trong giờ thực hành:
-Đầu giờ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo sự phân công của GV ở bài học kế đó . Sau đó GV hướng dẫn chung cho HS hoạt động :
* Ôn tập các kiến thức liên quan , nêu những mục đích yêu cầu của TN.
* Hướng dẫn cẩn thận các thao tác thí nghiệm,cách quan sát TN ,ghi chép và có thể lưu ý những vấn đề đặc biệt có thể xảy ra . Nhắc nhở những yêu cầu ngăn nắp gọn gàng an toàn ,những quy tắc kỷ thuật trong khí làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm ,GV theo dõi các hoạt động của HS để uốn nắn những sai sót ..
-Sau khi kết thúc thí nghiệm.HS rút ra nhận xét kết luận từ thí nghiệm ( hoàn thành báo cáo thực hành )

-Cuối giờ tất cả HS phải thu dọn ,sắp xếp lại dụng cụ ,hoá chất và dọn vệ sinh ….Sau đó Gv nhận xét việc chuẩn bị của Hs và kết quả giờ thực hành

II. Thí nghiệm của giáo viên :
Yêu cầu:
-An toàn.
-Kết quả .( Mang tính thuyết phục cao )
-Trực quan .
b. Phương pháp tiến hành thí nghiệm :
- Phương pháp minh hoạ
- Phương pháp nghiến cứu
Phối kết hợp với lời nói với biểu diễn thí nghiệm
- Thí nghiệm Nguồn thông tin đối với HS
-Lời nói GV Giữ vai trò chỉ đạo ,hướng dẫn
(Chỉ đạo sự suy nghĩ để đi đến kết luận ,lĩnh hội tri thức,hướng dẫn quan sát )

c.Hoạt động của Gv và Hs trong dạy học hoá học :
Không sử dụng TN và TBDH
Sử dụng TN và TBDH
Sử dụng TN vàTBDH theo PP nghiên cứu
Hoạt động của GV
-Đặt vấn đề
-Nêu nhiệm vụ .
-Hướng giải quyết

Thông báo đàm
thoại
Đặc trưng
-Trình bày kiến thức mới .
-Nêu vấn đề và giải quyết .Dùng TN để chứng minh
Hoạt động của học sinh
-Nghe thông báo
-Trả lời
-Nghe mục đích nhiệm vụ .
-Quan sát ,nhận xét
-Nắm mục đích nhiệm vụ
- Q/s,n.xét & kết luận

Chú ý : Tuỳ điều kiện cơ sở vật chất từng trường mà GV chuẩn bị dụng cụ, hoá chất ,bố trí tổ chức lớp học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và miễn sao đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy .
I. Thí nghiệm 1 :Tác dụng của nhôm với oxi
Lấy khoảng ½ thìa con bột nhôm vào tờ bìa cứng khẽ khum tờ giấy chứa bột nhôm ( hoặc dừng ống hút khô chứa bột nhôm ).
Nhẹ nhàng rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn
Điều chỉnh khoảng cách từ tờ giấy đến ngọn lửa đèn cồn để bột nhôm rơi gần ngọn lửa nhưng không để bột nhôm rơi vào bấc đèn làm tắt bấc đèn
Bột nhôm mới không ẩm
II. Thí nghiệm 2: Cacbon tác dụng với đồng (II) oxít
Bột CuO được bảo quản trong lọ kín ,khô .
Bột cacbon mới được điều chế ,nghiền nhỏ ,khô
Trộn tỷ lệ : 1 phần CuO với 3 phần bột C.
III.Thí nghiệm 3: phản ứng este hoá giữa rượu Êtylic với Axít Axêtic
Lấy khoảng 2 ml rượu Êtylic khan và 2 ml axít axêtic đặc .
IV Thí nghiệm 4: Phản ứng tráng gương của Glucozơ
Chú ý : Để thí nghiệm phản ứng tráng gương thành công :
+Gv cần rửa sạch ống nghiệm sau đó tráng bằng dung dịch NaOH .
+ Chỉ cần đun nhẹ ống nghiệm hoặc ngâm ống nghiệm trong nước nóng để phản ứng không xảy ra nhanh quá.
V.Thí nghiệm 5: Sắt tác dụng với lưu huỳnh
Trôn bột Lưu huỳnh và bột sắt theo tỷ lệ : 1:3 về thể tích hay 4:7về khối lượng
Bột sắt cần bảo quản trong lọ kín ,sấy khô .Bột lưu huỳnh khô ,mịn .
Phản ứng toả nhiệt nên làm thí nghiệm với khối lượng nhỏ .
Có thể thực hiện thí nghiệm trên đế sứ của giá thí nghiệm : khoảng ½ thìa nhỏ hỗ hợp bột sắt và lưu huỳnh vào đế sứ . Đốt nóng đầu đũa thuỷ tinh rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)