Hóa 9

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Hóa 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

A. VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước rất quan tâm tới giáo dục nói chung và vấn đề đổi mới PPDH trong trường trung học nói riêng. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật Giáo dục. Đặc biệt, văn bản số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa 8, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy PPDH tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho HS, GV; gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống
A. VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
Trong lí luận cũng như trong thực tiễn, hoạt động đổi mới PPDH luôn đặt trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, điều kiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới PPDH trong các trường trung học không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống, mà là sự vận dụng và cải tiến các PPDH truyền thống một cách có hiệu quả; Kết hợp sự đa dạng của các PPDH trong một giờ lên lớp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh; Vận dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ dạy học mới dựa trên nền CNTT và truyền thông;
B.
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
GÓP PHẦN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

I. MỞ ĐẦU
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái.
Chưa, hoặc sử dụng rất ít các kỹ năng bên não phải, nơi xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ...
Cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
II GIỚI THIỆU, TÌM HIỂU
MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


Quan sát, tìm hiểu sự khác nhau giữa tư duy truyền thống và tư duy bằng “bản đồ” ?
?
1. Các dạng bài học hóa học
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


2. Dạng bài Lớp 9
3. sơ đồ tư duy cho dạng bài khái niệm
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


4.Tính chất - Ứng dụng của hiđro
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


5.Tính chất Hóa học
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


6. AXIT
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


7. Bazơ NaOH
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


8. Muối
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


9. SO2
10. Bài luyện tập chương
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY


11. Các hợp chất vô cơ
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
BĐTD hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, ... Bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
Nghĩa của cụm từ BĐTD không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết.
Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
BĐTD kế thừa, mở rộng và ở mức độ cao hơn của việc lập bảng biểu, sơ đồ.
Ghi chép kiến thức trên BĐTD bằng từ khóa và ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết, ghi chú, ... bằng các màu sắc, hình ảnh và chữ viết.
Khi tự ghi theo cách hiểu của chính mình, HS sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ bền vững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng bằng cách vẽ thêm nhánh, phát huy được sáng tạo
BĐTD không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
Sự khác nhau giữa tư duy truyền thống
và tư duy bằng “bản đồ”
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy, việc sử dụng BĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não giúp HS học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới PPDH một cách có hiệu quả.
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
Việc HS lập BĐTD còn giúp cho các em phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lí, trực quan, dễ hiểu, dễ “đọc”, dễ tiếp thu.
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
Dạy học bằng Bản đồ tư duy (BĐTD)
Đã được xuất phát từ việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực tiễn để giới thiệu, đưa vào áp dụng ở giáo dục Việt Nam sau khi đã triển khai điểm thành công ở một số địa phương.
Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD
6. Phương tiện thiết kế BĐTD
Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…
Thiết kế trên Powerpoint
Phần mềm vẽ BĐTD :
Vào trang www.download.com.vn gõ ô “tìm kiếm” cụm từ ConceptDraw MINDMAP 5 để tải bản miễn phí
Vào trang www.thinkbuzan.com để dùng thử phần mềm có bản quyền Buzans iMindmap
Trước mắt dùng phấn màu vẽ BĐTD lên bảng và sử dụng bút màu vẽ trên giấy, bìa đối với HS
Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập BĐTD trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic.
III. Tổ chức dạy học với bản đồ tư duy.
1. Dạy học sinh đọc, hiểu và lập BĐTD
Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “BĐTD” cùng với sự dẫn dắt của GV để các em làm quen.
Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức.
1. Dạy học sinh đọc, hiểu và lập BĐTD
Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD.
Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”... các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong
Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy: Chọn key words- tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: AXIT, Bazơ NaOH, ... để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em.
Vẽ BĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhân
1. Dạy học sinh đọc, hiểu và lập BĐTD
2. Sử dụng BĐTD trong dạy học
* Đối với đối tượng học sinh:
+ Học sinh trung bình:
- Tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD.
- Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ BĐTD từ chủ đề ở vị trí trung tâm rồi tiếp tục đặt câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, ...
2. Sử dụng BĐTD trong dạy học
* Đối với đối tượng học sinh:
+ Học sinh trung bình:
-
-
- GV hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy, kẹp đóng thành quyển để dễ ôn tập, xem lại kiến thức
2. Sử dụng BĐTD trong dạy học
* Đối với đối tượng học sinh:
+ Học sinh khá, giỏi: Sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải một bài toán, hệ thống hóa kiến thức, ...
Việc vẽ BĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một chương.
Sau khi các nhóm “vẽ” xong, đại diện các nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “thuyết trình BĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung. Khuyến khích HS ôn luyện bài, học ở nhà, HĐ nhóm ở lớp bằng BĐTD
2. Sử dụng BĐTD trong dạy học
* Sử dụng BĐTD trong môn hóa học
Sử dụng vào việc hình thành kiến thức mới:
HS thảo luận nhóm hoặc làm việc độc lập vẽ BĐTD
HS thuyết trình trước nhóm, lớp => GV, HS bổ sung điều chỉnh => hình thành kiến thức mới
2. Sử dụng ôn tập hệ thống hóa kiến thức:
HS hoặc nhóm HD vẽ BĐTD=> trình bày=> chỉnh sửa, bổ sung=> hoàn thiện
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Lớp 9 chương I Bài1. Tính chất hóa học của OXit
Ở bài này GV có thể hệ thống hóa kiến thức theo BĐTD sau
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Lớp 9 chương I Bài 3. Tính chất hóa học của AXit
Ở bài này GV có thể hệ thống hóa kiến thức theo BĐTD sau
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Ở bài này GV có thể hệ thống hóa kiến thức theo BĐTD sau
Lớp 9 chương I Bài 7. Tính chất hóa học của Bazơ
Cách thứ nhất: Đối với dạng bản đồ như thế này, GV có thể sử dụng ngay BĐTD nêu trên vào đầu bài giảng như một hệ thống kiến thức được thông báo trước cho HS. Sau đó, HS lần lượt điền các thông tin thu được trong khi học dưới phần chữ của bản đồ, các phương trình phản ứng có thể xảy ra ..
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Ở bài này GV có thể hệ thống hóa kiến thức theo BĐTD sau
Lớp 9 chương I Bài 7. Tính chất hóa học của Bazơ
Cách thứ hai: GV có thể cho HS vẽ BĐTD vào cuối buổi học như một lần củng cố hệ thống hóa kiến thức, HS có thể tự điền hình ảnh yêu thích của mình vào phần minh họa cho phần chữ ... Tạo những nét riêng cho cá nhân mình.
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Ở bài này GV có thể hệ thống hóa kiến thức theo BĐTD sau
Lớp 9 chương I Bài 7. Tính chất hóa học của Bazơ
Cách thứ ba :
Từ chủ đề ở vị trí trung tâm, sau mỗi tính chất GV lại vẽ một nhánh của BĐTD cho HS ghi nhớ để khi hoàn thành bài giảng thì thầy và trò có một BĐTD hoàn chỉnh.
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Lớp 9 chương I Bài 9. Tính chất hóa học của muối
Từ khóa của GV là MUỐI, vậy khi nó tác dụng với kim loại cho ra muối mới và kim loại mới, bộ não phải vận động suy nghĩ là kim loại đó phải như thế nào và dưới từ MUỐI, GV cho thông tin đó là dung dịch muối bạc nitơrat, dưới từ khóa KIM LOẠI, GV cho kim loại đồng thì buộc bộ não của HS phải suy nghĩ để viết ra phương trình phản ứng
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Lớp 9 chương I Bài 13. Luyện tập chương 1
* Với 4 BĐTD trên, ráp nối lại thành BĐTD hệ thống hóa gần tương tự như SGK nhưng gần gũi với HS. HS được nhắc lại, củng cố, tránh được sự nhàm chán và quá khó với HS
3. Một số minh họa BĐTD trong bài dạy
Lớp 9 chương I Bài 13. Luyện tập chương 1
* Bằng phần mềm, GV cũng có thể nối liên kết lại các mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ một cách dễ dàng như sau :
4. Ưu điểm của bản đồ tư duy
Lôgic, mạch lạc.
Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết.
Dễ dạy, dễ học, dễ nhớ.
Kích thích hứng thú học tập của HS.
Kích thích sáng tạo của HS
Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
Giúp hệ thống hóa kiến thức.
Giúp ôn tập kiến thức.
Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu.
5. Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD

Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
Tránh cầu kì ( tô vẽ nhiều quá) hoặc BĐTD đơn giản quá không có thông tin, chỉ có các đề mục như 2 bản đồ tư duy sau đây
C. Hướng dẫn vẽ BĐTD bằng phần mềm iMindMap
Một số chú ý khi vẽ BĐTD
Bắt đầu từ trung tâm, tên chủ đề có thể là tên bài học, tên chương, ... Hình ảnh chọn sát với chủ đề giúp người xem hưng phấn, ấn tượng hơn
Sử dụng màu sắc hợp lý có tác dụng kích thích não
Vẽ các nhánh bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau, chọn chữ cùng màu với nhánh để dễ phân biệt
Cụm từ, hình ảnh .. Được bố trí nằm gần với nhánh
Tạo kiểu BĐTD theo sở thích của riêng mình
Nên dùng đường cong thay vì đường thẳng để thu hút người nhìn, tạo cảm giác thoải mái, ấn tượng
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, hình ảnh và chữ viết rõ. Nên phác thảo bằng bút chì nếu vẽ trên giấy.
Lưu ý đối với GV khi lập BĐTD
1.Bài này có cần sử dụng BĐTD không?
2.Hình ảnh hoặc từ ngữ ở trung tâm đã hợp lí chưa?
3.Cấu trúc BĐTD đã hợp lí chưa? Đã làm nổi bật được nội dung KT chưa?
4.Màu sắc đã hợp lí chưa?
5.Nhìn tổng thể có thu hút được sự chú ý của người đọc không?
Kết luận
Không có phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức lớp học nào là tối ưu cho mọi đối tượng học sinh, tối ưu với mọi điều kiện về CSVC trường lớp và thiết bị dạy học, áp dụng cho mọi kiểu dạng bài và các môn học.
Sử dụng thành thạo, thích hợp và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho các môn học ở trường phổ thông. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Việc sử dụng BĐTD giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Đình Châu (kì 2, tháng 9/2009), Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán, Tạp chí Khoa học Giáo dục
Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (tháng 10, năm 2010), Thiết kế bản đồ tư duy giúp day- học tốt môn toán ở trường trung học, Nhà xuất bản giáo dục VN, 2011
Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (tháng 10, năm 2010), Thiết kế bản đồ tư duy giúp HS tự học và tập dượt nghiên cứu toán học, Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ
Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt, học tốt các môn học bằng BĐTD, Nhà xuất bản GD VN 2011
Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave Macmillian.
Tony Buzan (2007), Bản đồ Tư duy trong công việc, NXB Lao động – Xã hội.
D. Bài tập thực hành (45 phút)
Mỗi PGD&ĐT tổ chức thành 01 nhóm. mỗi nhóm thiết kế một bản đồ tư duy (trên giấy bìa hoặc phần mềm) triển khai một ý tưởng hoặc một bài dạy học
Đề nghị 3 lớp cử 3 cốt cán chuyên môn làm nhiệm vụ tổ chức thảo luận về kết quả vẽ BĐTD của các nhóm trong lớp.
Nếu vẽ trên phần mềm cần ghi tên file là tên BĐTD + tên PGD&ĐT .......
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY MÔN HÓA HỌC

XIN CHÚC CÁC Đ/C VÀ GIA ĐÌNH MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC, ĐÓNG GÓP VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)