Hồ sơ quản lý Lò Hoàng Minh

Chia sẻ bởi Lò Hoàng Minh | Ngày 03/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Hồ sơ quản lý Lò Hoàng Minh thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VNEN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN VNEN
NĂM HỌC 2013-2014
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thuận lợi
Ban quản lý Dự án (BQLDA) VNEN tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BQLDA Trung ương về phương pháp, cách thức tổ chức triển khai Mô hình trường học mới tại Việt Nam.
BQLDA Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể, chi tiết các nội dung của Dự án

1. Thuận lợi
. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo chuyên môn cấp Sở, Phòng, giáo viên cốt cán cấp trường được tập huấn về phương pháp tổ chức lớp học và sử dụng tài liệu giảng dạy lớp 2,3,4 trực tiếp trong thời gian 5 ngày.
Giáo viên nhiệt tình sẵn sàng tiếp thu phương pháp dạy học mới và thực hiện khá hiệu quả trong quá trình giảng dạy các môn học.
Thông tin liên lạc giữa BQLDA Trung ương với BQLDA cấp tỉnh, các phòng giáo dục, các trường tham gia Dự án VNEN thuận lợi, chính xác.
2. Khó khăn
Địa bàn triển khai thực hiện Dự án rộng nên công tác kiểm tra giám sát, tư vấn của BQLDA tỉnh đối với các trường tham gia Dự án chưa được thường xuyên liên tục.
Chưa có sự hợp tác, phối hợp thường xuyên giữa cộng đồng và nhà trường trong quá trình triển khai các hoạt động của Dự án.
Công tác lập kế hoạch, dự trù kinh phí của Ban giám hiệu các trường còn nhiều hạn chế nhất là: khâu tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu, lập sổ sách theo dõi công tác tài chính.
II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC TRƯỜNG THAM GIA DỰ ÁN
1. Trường, lớp, học sinh
Tổng số 68 trường Tiểu học tham gia Dự án VNEN với 1.418 lớp và 23.591 học sinh.
Năm học 2013- 2014 SGD&ĐT tạo triển khai nhân rộng 35 trường Tiểu học áp dụng Mô hình trường học mới với 209 lớp và 4.095 học sinh (lớp 2 có 116 lớp với 2100 học sinh; lớp 3 có 93 lớp với 1.995 học sinh) và Áp dụng một phần về công tác tổ chức lớp học đối với 72 trường Tiểu học còn lại
2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
2.1. Các trường tham gia Dự án
Cán bộ quản lý:


Giáo viên





Nhân viên
2.2 Các trường nhân rộng Dự án
Cán bộ quản lý: 97
Giáo viên: 743 (Trong đó giáo viên dạy VNEN: 294).
3. Cơ sở vật chất
68 trường Tiểu học tham gia Dự án:
Phòng học


Phòng chức năng




35 trường nhân rộng







III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN VNEN NĂM HỌC 2013- 2014
1. Công tác quản lý chỉ đạo VNEN
BQLDA VNEN SGD&ĐT kịp thời điều chỉnh và ban hành văn bản nhằm cụ thể hóa các hoạt động của Dự án cho phù hợp với điều kiện địa phương (Công văn số 944/SGDĐT-KHTC; Công văn số 1380/SGDĐT-GDTH)

1. Công tác chỉ đạo quản lý
SGD&ĐT Ban hành công văn số 1494/SGDĐT-GDTH, ngày 13/9/2013 về việc giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 1859/SGDĐT-GDTH, ngày 11/11/2013 về việc Đánh giá thực hiện Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam năm 2013.
1. Công tác chỉ đạo quản lý
Tập huấn hướng dẫn Đánh giá học sinh Mô hình trường học mới tại Việt Nam cho cán bộ cốt cán các Phòng Giáo dục, các trường tham gia Dự án.
Kiểm tra tư vấn cho BGH, giáo viên tại các trường về công tác chỉ đạo và thực hiện Mô hình trường học mới.
Hướng dẫn báo cáo tổng kết năm học 2013- 2014 và kế hoạch triển khai Dự án VNEN năm học 2014- 2015
2. Thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy
BQLDA Vnen tỉnh đã chỉ đạo 68 trường tiểu học thực hiện dạy học đảm bảo tiến độ phù hợp với kế hoạch thời gian năm học; Hướng dẫn các trường Dự án sử dụng tài liệu học tập, kiểm tra đánh giá học sinh năm học 2013-2014 đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương pháp dạy và học theo đúng Mô hình trường Tiểu học mới với việc học sinh tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học. Từ đó giúp các học sinh phát triển nhân cách toàn diện hơn.
TẬP HUẤN VÀ TƯ VẤN PP GIẢNG DẠY TẠI CÁC TRƯỜNG THAM GIA DỰ ÁN
Lớp học VNEN- Trường TH Sa Lông
Giáo viên hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động- Trường TH số 2 Mường Pồn
Giáo viên hướng dẫn h/s học tập trong nhóm
Học sinh VNEN thực hiện hoạt động cá nhân
2. Thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy
Việc trang trí lớp cũng tạo nên một môi trường học tập mới mẻ, gần gũi. Quản lý và điều hành lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” được các em bầu ra khi bắt đầu bước vào năm học. Qua đó học sinh có kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn luyện các kỹ năng quản lý, bao quát, lãnh đạo, kỹ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động, góp phần đẩy mạnh sự phát triển trong công tác giáo dục của trường.
Thành lập hội đồng tự quản
Hội đồng tự quản- Trường TH Noong Bua
Trường Tiểu học Noong Hẹt
Trường TH số 2 Na Sang
Trường Tiểu học số 2 Mường Pồn

Học sinh VNEN báo cáo kết quả nhóm với giáo viên
Học sinh VNEN học tập theo nhóm- Trường Tiểu học số 2 Yên Cang
2. Thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy
Mô hình VNEN bước đầu đã tạo được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và cộng đồng cùng tham gia. Với sự giúp đỡ của phụ huynh, học sinh sẽ luôn được hỗ trợ việc vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thường ngày giúp tăng hiệu quả việc học ở trường.
Nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh thông qua chương trình tăng cường tiếng Việt tại 15 trường tham gia dự án với tổng số 30 lớp 910 học sinh
3. Chất lượng Giáo dục theo Mô hình VNEN năm học 2013- 2014
Chất lượng 68 trường VNEN
Chất lượng 35 trường nhân rộng Dự án VNEN
4. Thực hiện các hoạt động Quỹ 1(Từ tháng 1 đến tháng 5/2014)
4.1. Sinh hoạt chuyên môn cấp trường
Chỉ đạo 68 trường tham gia Dự án lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường năm học 2013- 2014 trình Phòng GD&ĐT phê duyệt; Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường 2 lần/tháng, cấp cụm trường 1 lần/quý và chỉ đạo các trường điều chỉnh Kế hoạch theo công văn 86/GPE-VNEN, ngày 18/3/2014 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình VNEN trong học kỳ 2 năm học 2013-2014
4.1. Sinh hoạt chuyên môn cấp trường
Nội dung sinh hoạt chuyên môn đa dạng, đi sâu vào việc trao đổi các vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về chuyên môn và có giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương. Đồng thời tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục tiểu học.
Tiết dạy minh họa trong buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường
Sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường- Trường TH Yên Cang
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG
4.1. Sinh hoạt chuyên môn cấp trường
Sinh hoạt chuyên môn cấp trường:
Học kỳ 1: 544 lần
Học kỳ 2: 272 lần
Sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường:
Học kỳ 1: 68 lần
Học kỳ 2: 68 lần
4.2. Hỗ trợ làm đồ dùng dạy học, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc
Công tác làm đồ dùng dạy học, mua sắm văn phòng phẩm, thông tin liên lạc được thực hiện nghiêm túc, đúng theo văn bản hướng dẫn.
Giáo viên giảng dạy nghiên cứu chương trình, lập biên bản đề nghị hỗ trợ mua sắm nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học, văn phòng phẩm đáp ứng yêu cầu nội dung dạy học các môn học.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
4.3. Trưng bày góc học tập và mua sắm bổ sung tài liệu lớp học
Các trường đã thực hiện mua sắm tài liệu bổ sung bao gồm: Sách tham khảo Tiểu hoc, vở bài tập phục vụ cho công tác dạy và học đảm bảo theo văn bản hướng dẫn của BQLDA Trung Ương.
Trường TH số 2 Na Sang
GÓC HỌC TẬP
THI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CẤP HUYỆN
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
THƯ VIỆN VNEN
THƯ VIỆN VNEN
THƯ VIỆN DỰ ÁN VIỆT BỈ
4.4. Mua sắm bàn ghế giáo viên và học sinh
Thực hiện theo sổ tay hướng dẫn về việc sử dụng 40% quỹ I các trường lập Dự toán trình ban quản lý Dự án tỉnh phê duyệt trong quý 3 năm 2013, tổ chức mời thầu, lựa chọn nhà thầu, trao hợp đồng trong quý 4 năm 2013
4.5. Tuyển chọn nhân viên hỗ trợ giáo viên
Có 28 trường tuyển chọn nhân viên hỗ trợ giáo viên với 34 người. Mức lương chi cho nhân viên hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu theo văn bản hướng dẫn của BQLDA
5. Lập kế hoạch thực hiện quỹ 2
Chỉ đạo 59 trường thực hiện theo đúng quy định của BQLDA tổ chức cho 3.413 học sinh ăn trưa tại 70 điểm trường. Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn (62 nhân viên nấu ăn/70 điểm trường có quỹ 2), chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức nấu ăn cho học sinh ngay sau khi khai giảng năm học mới cho đến khi kết thúc năm học.

6. Tiếp nhận và sử dụng trang thiết bị do dự án cung cấp.
Chỉ đạo tiếp nhận và hướng dẫn sử dụng Hồ sơ đánh giá học sinh; Gói thầu cung cấp thiết bị tại các trường tham gia Dự án, bảo quản thiết bị đảm bảo sử dụng được lâu dài, thường xuyên.
7. Các hoạt động khác
Lập kế hoạch kiểm tra các trường Tiểu học tham gia Dự án (công văn số 1341/SGDĐT-KHVNEN, ngày 13/08/2013, công văn số 207/SGDĐT- GDTH, ngày 26/2/2014)
8. Tồn tại và nguyên nhân
Một số giáo viên vận dụng Phương pháp mới vào từng nội dung cụ thể chưa linh hoạt.
Do đặc thù học sinh vùng miền, chủ yếu là con em dân tộc nên vốn tiếng việt hạn chế. Đặc biệt là học sinh từ lớp 1 lên lớp 2, kĩ năng đọc yếu ảnh hưởng đến việc tự nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức.
Trình độ dân trí của phụ huynh hạn chế nên hoạt động ứng dụng cuả học sinh không hoàn thành
9. Tổng kinh phí được cấp năm 2013
Quỹ 1: 11.689.600.000 đồng
Quỹ 2: 2.912.000.000 đồng
Tăng cường tiếng Việt: 249.600.000 đồng
Tập huấn giáo viên lớp 4: 2.185.840.000 đồng
Tổng cộng: 17.037.039.400 đồng
10. Tổng kinh phí đã quyết toán năm 2013
Quỹ 1: 9.875.638.939 đồng
Quỹ 2: 2.681.851.100 đồng
Tăng cường tiếng Việt: 234.235.800 đồng
Tập huấn giáo viên lớp 4: 2.185.840.000 đồng
Tổng cộng: 14.977.565.839 đồng
III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Cung cấp tài liệu Hướng dẫn học tập cho các lớp học đầy đủ, kịp thời vào đầu năm học 2014- 2015;
Có sách bài tập để phục vụ học sinh học 2 buổi/ ngày;
Tăng cường tập huấn công tác quản lý tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các trường học;
Chỉnh sửa tài liệu hướng dẫn các môn học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VNEN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
XIN CHÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lò Hoàng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)