HN DN: STGT công nghệ rèn 2.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: HN DN: STGT công nghệ rèn 2. thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

1

Chương 2
Công nghệ rèn tự do
2
chương II. Công nghệ rèn tự do
Thực chất.
Rèn tự do là một phương pháp gia công áp lực để chế tạo các sản phẩm có hình dáng, kích thước và độ chính xác theo yêu cầu định trước nhờ sự biến dạng tự do dần dần về các hướng
3
chương II. Công nghệ rèn tự do
Đặc điểm.
- Khi rèn kim loại biến dạng tự do về mọi phía trong khoảng không gian giữa mặt đỡ và mặt tiếp xúc giữa dụng cụ và phôi gia công mà không bị cưỡng chế biến dạng trong một không gian kín nào.
- Cho phép chế tạo được những vật rèn có khối lượng, kích thước và hình dạng rất khác nhau.
- Dụng cụ và thiết bị rèn đơn giản, thích hợp với sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ hay trong sửa chữa, thay thế,
- Độ chính xác và độ bóng bề mặt không cao, mức độ đồng đều hoá trong các chi tiết gia công cùng kiểu thấp, chất lượng và tính chất kim loại ở các phần khác nhau của chi tiết không đồng đều.
- Năng suất của rèn tự do đạt được thấp, điều kiện lao động nặng nhọc đặc biệt là khi rèn bằng tay.
- Lượng hao tổn kim loại khi nung nóng và lượng dư gia công lớn, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào tay nghề công nhân.
4
chương II. Công nghệ rèn tự do
?1 - dụng cụ và thiết bị rèn tự do
1 - Dụng cụ rèn tự do
Có nhiều kiểu dụng cụ khác nhau và được xếp theo công dụng thành ba nhóm:
1.1 Nhóm thứ nhất
Là nhóm các dụng cụ chính, tức là những dụng cụ công nghệ cơ bản như:
5
chương II. Công nghệ rèn tự do
6
chương II. Công nghệ rèn tự do
1.2. Nhóm thứ hai
Là nhóm các dụng cụ và cơ cấu dùng để kẹp chặt vật rèn, dịch chuyển và xoay chúng trong quá trình gia công
7
CHƯƠng III. Công nghệ rèn tự do
1 -3. Nhóm thứ ba
Là nhóm các dụng cụ đo để kiểm tra kích thước, hình dáng của vật rèn trong quá trình rèn và thu nhận sản phẩm.
8
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2. Máy rèn tự do
2.1. Khái niệm chung về máy rèn dập
Các máy rèn dập là thiết bị chủ yếu trực tiếp tạo ra sản phẩm, theo đặc điểm công tác, theo công dụng chủ yếu hoặc theo khối lượng, hình dáng, cấu trúc máy mà người ta phân các máy rèn dập thành từng nhóm. Thông thường phân loại máy rèn dập thành bốn nhóm theo đặc điểm công tác.
- Nhóm I gồm những máy sinh ra lực tác dụng va đập gọi là nhóm máy búa. VD máy búa hơi, máy búa hơi nước - không khí ép, máy búa ma sát kiểu ván gỗ, máy búa nhíp (lò xo), máy búa ma sát kiểu dây đai ....
9
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
- Nhóm II gồm những máy sinh lực tác dụng tĩnh gọi là nhóm máy ép (máy ép thuỷ lực, máy ép ma sát ...).
- Nhóm III là nhóm máy dập (máy rèn ngang, máy dập trục khuỷu ...) có tốc độ và hành trình làm việc nằm giữa các máy búa và máy ép.
- Nhóm IV là nhóm máy có bộ phận công tác quay tròn theo một tốc độ xác định, đường biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian công tác của chúng có nhiều dạng phức tạp tuỳ thuộc kết cấu của từng loại máy. Các máy rèn liên tục, trục rèn ... thuộc nhóm này
10
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2.2. Các loại máy rèn tự do
Trong rèn tự do thường dùng các loại máy: Máy búa hơi (hay máy búa khí ép), máy búa hơi nước - không khí ép, máy búa ma sát ván gỗ, máy búa lò xo. Một số kiểu máy có thể vừa dùng để rèn tự do vừa dùng để dập thể tích và dập tấm.
11
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2.2.1. Máy búa hơi
12
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
13
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
14
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2.2.2. Máy búa hơi nước - không khí ép
15
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
16
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
17
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
18
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2.2.3. Máy búa ma sát kiểu ván gỗ
19
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
20
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2.2.4. Máy búa lò xo
21
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
22
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
?2 - những nguyên công chính của rèn tự do
Quá trình rèn tự do bao gồm nhiều nguyên công phối hợp với nhau theo những trình tự nhất định. Tuỳ theo tính chất và tác dụng của mỗi nguyên công mà chia ra:
- Nguyên công chính: Là các nguyên công chồn, vuốt, đột lỗ, chặt, uốn cong, vặn, xấn, rèn nối ...
- Nguyên công phụ và hiệu chỉnh: Đó là các nguyên công là phẳng, nắn thẳng, ép vết, cắt vai ... nhằm làm cho vật rèn đạt được hình dáng kích thước chính xác và bề mặt ít nhấp nhô.
23
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
1 - Chồn
- Chồn là nguyên công làm giảm chiều cao của phôi và do đó làm tăng diện tích tiết diện ngang. Chồn thường được ứng dụng để:
- Chế tạo các vật rèn có kích thước ngang lớn và chiều cao tương đối thấp (như bánh răng, mặt bích ... ) từ những phôi liệu có tiết diện ngang nhỏ.
- Chồn cũng là công việc chuẩn bị trước khi đột lỗ để chế tạo các vật rèn rỗng, hình vòng, hình ống.
- Khử các khuyết tật của kim loại khi đúc như rỗ xốp, rỗ co ..., làm nhỏ và đồng đều hạt kim loại ... để nâng cao chất lượng vật rèn.
- Nâng cao khả năng rèn cho nguyên công vuốt.
- Có ba kiểu chồn: Chồn toàn thể, chồn đầu và chồn giữa.
24
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Kỹ thuật chồn
- Hệ số chồn.
25
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
26
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2 - vuốt
Vuốt là nguyên công làm cho kích thước tiết diện ngang của phôi nhỏ lại và chiều dài tăng lên. Vuốt được dùng để rèn các vật có chiều dài lớn như các trục thẳng, trục có bậc, ống ... Vuốt cũng được dùng để dát mỏng hay chuẩn bị cho những công việc tiếp theo như đột lỗ, xoắn, uốn ... Thông thường dùng búa phẳng, nhưng khi cần vuốt nhanh thì có thể dùng búa có mặt làm việc dạng chữ V hoặc cung tròn, dùng các bàn tóp.
27
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Kỹ thuật vuốt
Hệ số vuốt

Bước vuốt S
28
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Cách lật phôi

29
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Vuốt trên trục
30
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
31
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Cách ép vết
32
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
33
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
3 - đột lỗ
Là nguyên công rèn tạo ra lỗ trên vật rèn. Các lỗ có thể là dạng thông suốt hoặc không thông suốt. Trong trường hợp đột lỗ thông suốt thì một bộ phận kim loại bị cắt bỏ và bị đẩy ra khỏi phôi rèn.
Khi rèn bằng tay thường đột lỗ trên các phôi đã nung nóng và quá trình được thực hiện như sau: Đặt phôi lên mặt đe, đặt mũi đột 1 lên trên phôi, tại vị trí cần tạo lỗ. Đập búa nhẹ cho mũi đột ấn sâu vào phôi, khoảng một nửa chiều dày của nó. Nâng mũi đột lên, quay phôi 1800 và đột thủng nốt phần nửa lỗ còn lại. Khi kim loại phần nửa lỗ còn lại đã bị cắt đứt thì dùng búa gõ nhẹ để đẩy miếng kim loại 2 đã bị cắt đứt ra ngoài.
34
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
35
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
36
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
37
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
38
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
4 - xấn lệch.
a) - theo một mặt phẳng
b) - theo hai mặt phẳng
Xấn lệch hay dịch trượt là nguyên công làm một phần kim loại của phôi dịch chuyển để tạo thành bậc hay khuỷu mà trục của nó vẫn song song với trục chính của phôi.
Xấn lệch kim loại có thể theo một mặt phẳng hoặc theo hai mặt phẳng.
39
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
40
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
- Vùng dịch trượt kim loại chịu ứng suất kéo rất lớn, vì thế phải nung nóng vật rèn thật đều, nhiệt độ gia công không được thấp quá để tránh nứt nẻ bề mặt.
- Trước khi xấn lệch cần phải ép vết. Khi xấn lệch một mặt phẳng, ép vết bằng dao một phía, mặt thẳng đứng nằm trên một đường thẳng chuyển dịch. Người ta dịch chuyển đe sao cho mặt hông trái của đe nằm sát dưới mặt phẳng đứng của ép vết.
- Khi xấn lệch theo hai mặt phẳng sau khi ép vết kim loại, đặt mặt hông trái của búa sát mặt thẳng đứng của ép vết, còn hông phải của đe sát mặt thẳng đứng của ép vết dưới.
- Đầu tự do của phôi được treo trên cầu trục hay đặt vào ụ tựa. Các phôi nhỏ được xấn lệch trên các máy búa, còn với các phôi lớn thì thực hiện xấn lệch trên máy ép trục khuỷu.
41
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
5 - vặn
Vặn, hay còn gọi là xoắn, là nguyên công làm cho một phần của phôi liệu được vặn đi một góc nhất định so với phần khác quanh trục chung; tại chỗ vặn các tiết diện phôi quay tương đối với nhau một góc nào đó.
42
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
6 - uốn
Uốn là nguyên công rèn làm cho phôi bị uốn cong đi với một góc độ nhất định. Bằng nguyên công uốn sẽ làm thay đổi được hướng trục hay hướng thớ của vật rèn. Nguyên công uốn thường phối hợp với các nguyên công khác để rèn những vật rèn có đường trục cong như móc treo, giá đỡ, chân cong
43
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
44
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
45
CHƯƠng III. Công nghệ rèn tự do
7 - chặt
Chặt là nguyên công rèn để chia phôi liệu ra từng phần, hoặc lấy một phần kim loại ra khỏi phôi liệu. Nguyên công chặt được tiến hành trên máy búa hoặc máy ép và bằng các loại dao chặt.
46
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
8 - rèn nối
Rèn nối hay còn gọi là hàn rèn là nguyên công rèn dùng để nối lại phần kim loại thành một khối. Rèn nối được ứng dụng vào việc rèn những chi tiết không thể rèn thành một khối nguyên được.
Rèn nối gồm các giai đoạn sau:
- Chuẩn bị hai đầu mối hàn.
- Nung nóng kim loại.
- Rèn nối tạo mối hàn.
47
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
48
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
?3 - thiết kế công nghệ rèn tự do
I. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, phân tích tính công nghệ và sửa đổi kết cấu chi tiết cho phù hợp với khả năng công nghệ rèn.
Cần phải nghiên cứu kỹ bản vẽ chi tiết rèn. Căn cứ vào đặc điểm và khả năng của thiết bị và công nghệ rèn tự do, điều kiện sản xuất cụ thể (loại hình sản xuất, yêu cầu độ chính xác cần đạt được đối với vật rèn ...) để phân tích chi tiết cần rèn, xem kết cấu, kích thước ... Nếu xét thấy kết cấu của chi tiết hay một phần nào của chi tiết không rèn được hay rất khó rèn thì phải sửa lại kết cấu chi tiết cho phù hợp với khả năng công nghệ rèn.
49
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Khi phân tích kết cấu chi tiết rèn và đề xuất kiến nghị sửa đổi kết cấu chi tiết có thể tham khaỏ những chỉ dẫn sau đây:
50
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
51
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
II. lập bản vẽ vật rèn
Bản vẽ vật rèn được vẽ trên cơ sở bản vẽ chi tiết rèn. Bản vẽ vật rèn là tài liệu ban đầu để xác định công nghệ rèn và cũng là tài liệu cơ sở cho công việc tổ chức sản xuất, kiểm nghiệm và nhiệt luyện sản phẩm.
Việc lập bản vẽ vật rèn theo các bước sau:
- Căn cứ vào kích thước danh nghĩa và mức độ chính xác, độ nhẵn bề mặt yêu cầu phải đạt được sau khi gia công cắt gọt để xác định lượng dư và dung sai các kích thước của vật rèn.
- Dựa vào những thông số đã xác định được tiến hành vẽ bản vẽ vật rèn.
- Quy định các điều kiện kỹ thuật cần thiết.
52
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
1. Xác định lượng dư và dung sai vật rèn
1.1. Lượng dư gia công cơ khí
Là lớp kim loại để dư thêm trên bề mặt vật rèn, lớp kim loại này sẽ được cắt bỏ khỏi bề mặt vật rèn ở qúa trình gia công cắt gọt sau khi rèn nhằm đạt được độ chính xác hình dáng, kích thước, độ bóng bề mặt theo yêu cầu của chi tiết.
Trị số lượng dư lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại vật liệu, trình độ kỹ thuật rèn, độ chính xác cần đạt được sau khi cắt gọt, phương pháp gia công, tính chất sản xuất (loạt lớn, loạt nhỏ hay đơn chiếc) ...
53
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Cũng có thể xác định một cách gần đúng các giá trị lượng dư gia công cơ khí theo các công thức sau đây:
* Khi rèn trên máy búa:
-Lượng dư theo đường kính hay chiều dài D:
Z = 0,06.D + 0,0017.L + 2,8 (mm)
- Lượng dư theo chiều dài L:
Z1 = 0,08.D + 0,002.L +10 (mm)
* Khi rèn trên máy ép:
- Lượng dư theo đường kính hay chiều dài D:
Z = 0,06.D + 0,002.L + 23 (mm)
- Lượng dư theo chiều dài L:
Z1 = 0,05.D + 0,05.L + 26 (mm)
54
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
1 - 2. Lượng thừa.
Là phần vật liệu kim loại được lấy tăng lên so với lượng dư và dung sai để đơn giản hoá kết cấu của vật rèn.
Lượng thừa làm cho kết cấu của vật rèn trở nên đơn giản, có thể thực hiện bằng phương pháp rèn tự do một cách dễ dàng. Nếu lượng thừa lấy không đúng thì lãng phí kim loại và gây nhiều khó khăn cà tốn phí thời gian để gia công cơ khí tiếp theo.
55
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
56
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
1 - 3. Dung sai rèn
Là khoảng dao động cho phép của kích thước vật rèn danh nghĩa. Dung sai rèn phụ thuộc vào những yếu tố tương tự như những yếu tố ảnh hưởng đến lượng dư gia công cơ khí. Dung sai rèn còn phụ thuộc vào độ lớn của lượng dư. Dung sai rèn biểu thị mức độ chính xác của vật rèn cần chế tạo; dung sai rèn càng nhỏ (nghĩa là độ chính xác vật rèn yêu cầu càng cao) thì việc chế tạo vật rèn càng đòi hỏi phải cẩn thận, tốn nhiều thời gian, công sức.
57
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Có thể xác định các giá trị dung sai rèn dựa vào các bảng tra cứu về sản xuất rèn dập (trong đó giới thiệu các giá trị dung sai quy định theo tiêu chuẩn nhà nước hay quy định của ngành), hoặc tính gần đúng theo các công thức sau:
- Đối với đường kính hay chiều dài D:
? = ? (0,028.D + 0,0004.L + 0,5) (mm)
- Đối với chiều dài L;
?1 = ? (0,03.D + 0,0003.L + 1,2) (mm)
58
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2 - vẽ bản vẽ vật rèn
Trên cơ sở hình dáng và kích thước của chi tiết, sau khi đã xác định được lượng dư, dung sai rèn, lượng thừa tiến hành vẽ bản vẽ vật rèn. Trên bản vẽ vật rèn quy ước:
- Dùng nét đậm (nét b) để biểu thị đường bao quanh vật rèn.
- Dùng nét chấm gạch hay nét mảnh biểu thị đường bao quanh chi tiết tinh.
- Các kích thước tinh của chi tiết đặt trong móc đơn đặt dưới kích thước vật rèn hoặc không ghi. Các kích thước vật rèn được ghi theo kích thước danh nghĩa có kèm theo trị số dung sai.
- Các kích thước chiều dài phải dựa vào một mặt làm chuẩn để ghi.
- Các kích thước lỗ ở vị trí không đối xứng phải ghi rõ vị trí tâm lỗ.
- Vật rèn nếu cần để lượng thừa để kiểm nghiệm phải ghi rõ trên hình vẽ.
59
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
60
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
III. Tính toán kích thước phôi
Muốn lựa chọn phôi thích hợp, trước tiên phải tính toán được khối lượng, sau đó định thể tích, tiết diện và chiều dài tương ứng.
1. xác định khối lượng phôi rèn
Phôi dùng để rèn có thể chọn từ thỏi thép đúc hay thép cán.
61
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
1.1. xác định khối lượng phôi thép đúc
Gọi Mphđ là khối lượng của thỏi thép đúc thì:
Mphđ = Mvr + Mlc + Mđ + Mch + Mdl + Mcb
ở đây:
Mvr - Khối lượng vật rèn, được tính theo các kích thước danh nghĩa của vật rèn.
Mlc - Khối lượng phần lõm co (hoặc phần chân đậu ngot) cần cắt đi.
Với thép các bon: Mlc = 15 ? 25% Mphđ
Với thép hợp kim kết cấu: Mlc = 25 ? 35% Mphđ
Với thép hợp kim dụng cụ: Mlc = 35 ? 50% Mphđ
Mđ - Khối lượng phần đáy của thỏi đúc cần cắt đi.
Với thép các bon: Md = 4 ? 7% Mphđ
Với thép hợp kim: Mđ = 7 ? 10% Mphđ
62
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Mch - Khối lượng kim loại tổn hao vì cháy và làm sạch trong quá trình nung nóng phôi và khi gia công.
ở đây nung nóng đầu tiên Mch = 1,5 ? 2,5% Mphđ
ở mỗi lần nung tiếp theo Mch = 1 ? 1,25% Mphđ
đối với các phôi đặc
Mch = 1,25 ? 1,5% Mphđ đối với các phôi rỗng.
Mdl - Khối lượng phần kim loại bị cắt bỏ đi do đột lỗ.
Mcb - Khối lượng phần kim loại cắt bỏ khỏi vật rèn ở lần rèn cuối cùng để hoàn thành sản phẩm. Phần khối lượng này được xác định dựa vào độ phức tạp của chi tiết gia công và khối lượng của nó. Với các chi tiết có độ phức tạp cao thì Mcb ? 30% Mphđ
63
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Khối lượng Mcb cũng có thể tính theo yêu cầu về chiều dài phần đuôi thừa tối thiểu theo các công thức sau:
Khi rèn trên máy búa: Ld = 0,35.D + 13 (mm)
La = 0,25.a + 15 (mm)
Khi rèn trên máy ép: Ld = 0,25.D + 25 (mm)
La = 0,133.a + 50 (mm)
ở đây: Ld , La - chiều dài phần đuôi thừa của phôi rèn tiết diện tròn và tiết diện hình vuông (hoặc hình chữ nhật).
D, a - đường kính và chiều dài trung bình của cạnh tiết diện phôi.
64
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
1 - 2. xác định khối lượng phôi thép cán
Khối lượng phôi thép cán Mphc được tính theo khối lượng vật rèn Mvr và các thành phần khối lượng khác như sau:
Mphc = Mvr + Mch + Md1 + Mcb
ở đây các ký hiệu giống như các ký hiệu công thức tính khối lượng phôi thép đúc.
65
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
2 - xác định kích thước phôi rèn
Biết được khối lượng phôi rèn và khối lượng riêng của kim loại phôi có thể xác định được thể tích của phôi Vph ; và từ thể tích đã xác định được sẽ tính toán kích thước phôi.
Thể tích phôi được tính theo công thức:
Vph =
Mph - khối lượng của phôi rèn, được xác định như trình bày ở phần trên.
? - khối lượng riêng của kim loại phôi rèn.
66
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Nếu qúa trình chế tạo vật rèn mà vuốt là nguyên công chủ yếu thì xuất phát từ điều kiện bảo đảm tỷ số rèn y cần thiết để sơ bộ chọn diện tích tiết diện phôi Fph:
Fph = y. Fmax
ở đây: y - tỷ số rèn yêu cầu.
Fmax - diện tích tiết diện lớn nhất của chi tiết.
Chọn các loại thép cán hay thỏi đúc quy chuẩn có diện tích tương tự như giá trị Fph vừa tính được để làm phôi rèn. Nếu phôi quy chuẩn được chọn có diện tích tiết diện ngang là Fpch thì chiều dài phôi Lph cần có giá trị là:

Lph = để đảm bảo đủ kim loại rèn thành chi tiết.

Dựa vào Lph mà chọn chiều dài thực của thỏi đúc hay xác định chiều dài hợp lý của thép cán.
67
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
Đối với các vật rèn được gia công chủ yếu bằng phương pháp chồn thì đầu tiên cần xác định sơ bộ đường kính (đối với phôi tiết diện tròn) hoặc cạnh (đối với phôi có tiết diện vuông) theo các công thức sau:




Căn cứ vào các bảng tra giới thiệu các loại thép quy chuẩn và các kích thước (Dph ; aph...) đã sơ bộ xác định được trên đây để chọn các phôi đúc và phôi cán quy chuẩn, có diện tích tiết diện tương tự như các giá trị đã tính được trên đây.
68
CHƯƠng II. Công nghệ rèn tự do
VI - chọn nguyên công rèn và dụng cụ cần thiết
Chọn nguyên công rèn cho một sản phẩm rèn chủ yếu căn cứ vào hình dáng, kích thước của phôi ban đầu và hình dáng, kích thước cuối cùng của vật rèn để quyết định. Trong khi chọn cần quan tâm đến quá trình biến đổi cơ, lý, hoá tính của vật liệu và những địng luật cơ bản của gia công áp lực, cũng như đến khả năng của thiết bị, dụng cụ và thao tác của thợ. Dựa vào những căn cứ nêu trên và qua kinh nghiệm sản xuất mà đề ra nhiều phương án và so sánh các phương án đó để chọn một phương án rèn thích hợp nhất.
69
CHƯƠng III. Công nghệ rèn tự do
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: 3,46MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)