HKII 8a5
Chia sẻ bởi Lại Vũ Lan Anh |
Ngày 11/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: HKII 8a5 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
1.Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
Khi viết các đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn tránh lẫn ý của đoạn văn khác
Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật , trình tự nhận thức( từ tổng thể đến từng bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc, trong thời gian trước hay sau hay theo trình tự chính phụ( cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
2.Thuyết minh về phương pháp, cách làm
Khi giới thiệu một phương pháp(cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp( cách làm) đó
Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự…làm ra sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm đó
Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
3.Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Muốn làm bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh tốt nhất thì phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết rõ về nơi ấy
Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần.Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên, bài thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp
Lời văn cần chính xác và biểu cảm
4.Ôn tập về luận điểm
Luận điểm trong bài văn nghị luạn là những tư tưởng, quan điểm , chủ trương mà người viết( người nói) nêu ra trong bài văn
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính( dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ ( dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng)
Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
5.Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý:
Thể hiện rõ ràng, chính xác nội sung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên( đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng( đối với đoạn quy nạp).
Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chúc lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm
Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
6.Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị uận có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc( người nghe)
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết ( nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
7.Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài văn nghị luận thường vẫn phải cần có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó , có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luạn điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
8. Văn bản tường trình
Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức đọ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xay rra gây hậu quả cần phải xem xét.
Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết
Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc , họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết; có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị.
9. Văn
Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
Khi viết các đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn tránh lẫn ý của đoạn văn khác
Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật , trình tự nhận thức( từ tổng thể đến từng bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc, trong thời gian trước hay sau hay theo trình tự chính phụ( cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
2.Thuyết minh về phương pháp, cách làm
Khi giới thiệu một phương pháp(cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp( cách làm) đó
Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự…làm ra sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm đó
Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
3.Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Muốn làm bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh tốt nhất thì phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết rõ về nơi ấy
Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần.Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên, bài thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp
Lời văn cần chính xác và biểu cảm
4.Ôn tập về luận điểm
Luận điểm trong bài văn nghị luạn là những tư tưởng, quan điểm , chủ trương mà người viết( người nói) nêu ra trong bài văn
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính( dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ ( dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng)
Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
5.Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý:
Thể hiện rõ ràng, chính xác nội sung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên( đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng( đối với đoạn quy nạp).
Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chúc lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm
Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
6.Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị uận có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc( người nghe)
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết ( nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
7.Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài văn nghị luận thường vẫn phải cần có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó , có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luạn điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
8. Văn bản tường trình
Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức đọ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xay rra gây hậu quả cần phải xem xét.
Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết
Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc , họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết; có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị.
9. Văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lại Vũ Lan Anh
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)