HKI-VAN9-2012

Chia sẻ bởi Lương Cao Trịnh | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: HKI-VAN9-2012 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN VĨNH BẢO
PHÒNG GD&ĐT
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Môn Ngữ văn 9 (Thời gian làm bài 90`)

I. Phần trắc nghiệm (2đ)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời bằng cách chọn một chữ cái đứng trước phương án đúng.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

 ( "Chị em Thúy Kiều" - Trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
1. Tác giả của đoạn trích trên sống ở giai đoạn:
A. Từ TK X đến TK XV C. Nửa cuối TK XVIII đến nửa đầu TK XIX
B. Từ TK XVI đến TK XVII D. Nửa cuối TK XIX
2. Nhận xét nào sau đây không đúng với tác giả Nguyễn Du:
A. Là thiên tài văn học
B. Là danh nhân văn hóa
C. Là nhà nhân đạo chủ nghĩa
D. Là người yêu nước và có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
3. " Truyện Kiều" của Nguyễn Du còn có tên gọi là:
A. Kim Vân Kiều truyện C. Bắc hành tạp lục
B. Đoạn trường tân thanh D. Truyện Vương Thúy Kiều
4. Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong “Truyện Kiều” ?
A. Phần đầu của “ Gặp gỡ và đính ước”. C. Phần “ Gia biến và lưu lạc”
B. Phần cuối của “ Gặp gỡ và đính ước”. D. Phần “Đoàn tụ”.
5. Dòng nào sau đây không nêu đúng về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" ?
A. Ca ngợi nhan sắc của chị em Thuý Kiều.
B. Trân trọng, đề cao tài năng của Thuý Kiều.
C. Thương cảm cho số phận bất hạnh của nàng Kiều.
D. Dự cảm về cuộc đời éo le, đau khổ của nàng Kiều.
6. Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt.
A. Nở nang B. Thu thủy C. Xuân sơn D. Đoan trang.
7. Từ “ trang trọng” trong câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời”nói lên nội dung gì?
A. Nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.
B. Nói lên sự giàu có của Thuý Vân.
C. Nói lên vẻ tao nhã của Thuý Vân.
D. Nói lên vẻ đẹp đài các, sắc sảo của Thuý Vân.
8. Nhận định nào nói đầy đủ nhất về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" ?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, biện pháp lí tưởng hoá nhân vật, các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố và biện pháp đòn bẩy.
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hoá nhân vật.
C. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
D. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy.
II. Phần tự luận ( 8đ)
Câu1 (3.0 điểm 3) Hãy viết một đoạn văn dài từ 8 đến 10 câu giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà (trong đoạn văn có sử dụng phép nối và phép thế)?
Câu 2. (5đ) Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đáp án - Biểu điểm: NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I

I. TRẮC NGHIỆM: (2đ) mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ
1C 2D 3B 4A 5C 6A 7. A 8.D
II. TỰ LUẬN: 8Đ
Câu1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. (3.0 điểm)
* Yêu cầu vè hình thức:
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu, các câu có sự liên kết chặt chẽ vè nội dung và hình thức, không sai chính tả, ngữ pháp. (0.5 điểm)
- Viết đúng câu có sử dụng phép nối và phép thế, chỉ rõ bằng cách gạch chân. (0.5 điểm)
* Yêu cầu về nội dung (HS nêu được những nét chính nổi bật nhất về tác giả& tác phẩm)
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Cao Trịnh
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)