Hk2 Tây Hồ

Chia sẻ bởi Ngô Gia Trí | Ngày 11/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: hk2 Tây Hồ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


UBND QUẬN TÂY HỒ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 90 phút


Phần I- 6,5 điểm: Cho câu thơ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

1- Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? 2- Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. 3- Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ. 4- "Than ôi! " là thành phần cảm thán hay câu cảm thân? Vì sao?
5- Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ” Trong đoạn văn, em sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân câu nghi vân ấy)


Phần II- 3,5 điểm

Lý Công Uẩn là vị vua anh minh, tài đức, là người có công khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Trong "Chiếu dời đô", ông viết: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
1.Giải thích nghĩa của từ: thắng địa, trọng yếu. 2.Lịch sử hơn một ngàn năm qua đã chứng tỏ quyết định của Lý Công Uẩn là vô cùng đúng đắn và sáng suốt. Nếu phải viết một đoạn văn nghị luận phát triển luận điểm: ”Đại La là nơi thắng địa, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của muôn đời” thì em sẽ sử dụng nhĩmg luận cứ nào?
3.Đại La xưa, Hà Nội nay đã được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì Hoà bình" vào năm 1999. Là học sinh Thủ đô, em suy nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy danh hiệu đáng tự hào này? Hãy trình hãy suy nghĩ của em bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).


Hướng dẫn chấm
Phần 1
Câu 1
Bài thơ Nhớ Rừng 0,25 điểm
Tác giả Thế Lữ 0,25 điểm
Câu 2
Chép chính xác đoạn thơ 1,5 điểm
Mỗi lỗi sai hoặc thiếu một câu từ 0,25 điểm
Câu 3
Kiểu câu sử dụng chủ yếu là câu nghi vấn 0,25 điểm
Cách dùng gián tiếp bộc lộ cảm xúc 0,25 điểm
Hiệu quả: khắc họa thành công nỗi nhớ tiếc da diết đầy đau đớn về một quá khứ vàng son và sự bất lực của con hổ ở hiện tại 0,5 điểm
Câu 4
Câu cảm thán 0,25 điểm
Vì có kết thúc là dấu chấm cảm và có từ cảm thán 0,25 điểm
Câu 5
Hình thức
Đúng đoạn diễn dịch đủ độ dài theo yêu cầu mạch lạc đúng chính tả và ngữ pháp 0,5 điểm
Có câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc 0,5 điểm
Nội dung
Vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của bốn bức tranh ở 4 thời điểm khác nhau 1.0 điểm
Cuộc sống của con hổ trong từng cảnh khi thì lãng mạn, lúc thì trầm tư, khi thì là Đế Vương thanh thản, lúc lại là bạo chúa kiêu hùng, nhưng tất cả đã là dĩ vãng. Giờ đây con hổ Chỉ Còn Nỗi Nhớ Tiếc quá khứ 1.0 điểm

Phần 2
Câu 1
Thắng địa: vùng đất có phong cảnh và địa thế đẹp 0,25 điểm
Trọng yếu:hết sức quan trọng có tính chất cơ bản mẫu chốt 0,25 điểm
Câu 2
Các luận cứ cần có để chứng tỏ ưu thế của Đại La
Lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương 0,5 điểm
Vị trí địa lý: ở gần nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng ,dân cư không phải chịu cảnh ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Gia Trí
Dung lượng: 18,16KB| Lượt tài: 5
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)