HINHHOC8

Chia sẻ bởi Lưu Kim Đính | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: HINHHOC8 thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
I.VỊ TRÍ:
Đây là chương đầu tiên của chương trình học ở lớp 8 cung cấp cho học sinh các kiến thức định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác đặc biệt
II.YÊU CẦU:
Thực hiện theo phân phối chương trình, thực hiện đúng tinh thần chuyên đề thay sách khối 8, Học sinh thực hiện được các bài tập tổng hợp, vận dụng nhuần nhuyển tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác đặc biệt, phương pháp dựng hình thang, tính chất đối xứng trục, đối xứng tâm và bước đầu làm quen với bài toán quỹ tích
III.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Kiến thức trong tâm của chương là tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác đặc biệt, phương pháp dựng hình thang, tính chất đối xứng trục, đối xứng tâm và các bước thực hiện một bài toán quỹ tích
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp,phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề,phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp hoạt động hợp tác theo nhóm
V.KỸ NĂNG RÈN LUYỆN:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đặc biệt, kỹ năng tính toán thành thạo, phân dạng được bài tập và nắm được cách giải của từng dạng
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, hoàn thành giả thiết cùa một bài tập
VI.TÍNH GIÁO DỤC:
Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức như: cẩn thận, chính xác, kiên trì, kế hoạch, vượt khó,chăm chỉ trong học tập, . . .
Giáo dục sự tổng hợp kiến thức trong một bài giải và ý thức tìm lời giải hay cho một bài toán
VII.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thước thẳng, êke, compa, SGK, bảng phụ, thước đo góc
VIII.DỰ KIẾN KIỂM TRA:
Kiểm tra miệng ở mỗi tiết học; kiểm tra 15’ linh động
Kiểm tra 1 tiết theo phân phối chương trình
IX.DỰ KIẾN KHẢ NĂNG THỰC HÀNH:
Vận dụng tốt lý thuyết vào giải bài tập
Tìm nhiều phương pháp giải cho một bài toán
X.PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
Gồm 26 tiết,trong đó:
-13 tiết lí thuyết,10 tiết luyện tập
-2 tiết ôn tập
-1 tiết kiểm tra
]



BÀI 1: TỨ GIÁC
I – MỤC TIÊU:
-Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
-Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
-Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
II – CHUẨN BỊ: -GV: giáo án, SGK , thước êke, bảng phụ
-HS: chuẩn bị bài mới
III- PHƯƠNG PHÁP:Phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2/)

-Hỏi: Hãy phát biểu khái niệm tam giác?
Hãy phát biểu định lí tổng 3 góc của tam giác?



*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tứ giác (13/)

-Treo bảng phụ ( hùnh 1 SGK)
Cho HS phát biểu khái niệm giác?
- Định nghĩa : lưu ý
+ Gồm 4 đoạn “khép kín”.
+Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
-Giới thiệu khái niệm đỉnh cạnh của tứ giác
-Treo bảng phụ (BT ? 1 SGK)

-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Khi đó tứ giác ABCD ở hình a được gọi là tứ giác lồi
-Hỏi: em hãy định nghĩa tứ giác lồi
-Treo bảng phụ (BT?2 SGK)


-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại các khái nịêm: đỉnh kề – đối, đường chéo, cạnh kề – đối, góc đối,…
-HS quan sát hình 1
-HS thảo luận theo đôi bạn học tập
-TL: (nội dung định nghĩa SGK)






-HS theo dõi

-HS thảo luận theo đôi bạn học tập và trả lời






-HS nhận xét

-TL: (Nội dung SGK)

-HS thảo luận theo đôi bạn học tập và HS lên bảng thực hiện




-HS nhận xét
1.Đinh nghĩa: (SGK)









* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Kim Đính
Dung lượng: 192,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)