Hình vuông-tiết 23

Chia sẻ bởi Nguyễn Hạ Lam | Ngày 13/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: hình vuông-tiết 23 thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:


Chương I : TỨ GIÁC
Tiết 1 : § 1. TỨ GIÁC

Mục tiêu : Qua bài này HS cần
Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác
Biết vẽ, gọi tên tứ giác, các yếu tố của tứ giác như hai đỉnh kề nhau, đối nhau, cạnh kề nhau, cạnh đối nhau,…….Biết tính số đo các góc của tứ giác
Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống đơn giản
Chuẩn bị :
Bảng phụ 1 gồm hình 1, hình 2 SGK
Bảng phụ 2 bài tập ?2
Bảng phụ 3 gồm hịnh 5, hình 6 SGK
Bảng phụ bài tập 4
Tiến trình :
Bài cũ :
Giới thiệu chương : trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu để định nghĩa một số tứ giác đặc biệt, các tính chất của nó cũng như cách chứng minh chúng.
Định hướng tài liệu mới :
Để tìm hiểu các tứ giác, đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là tứ giác, các yếu tố trong tứ giác và tứ giác có những tính chất gì đặc biệt.
Bài mới :
GV : Ghi đề bài học § 1. TỨ GIÁC

HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS











GV: Treo bảng phụ 1 và nêu câu hỏi :
Ở hình nào có bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.
GV: Ở hình nào có bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA nhưng không có hai đoạn nào cùng nằm trên một đường thẳng.
GV: Những hình a, b, c gọi là tứ giác còn hình d không phải là tứ giác. Vậy tứ giác ABCD là hình như thế nào ?
GV: Tứ giác MNPQ là hình như thế nào ?

GV:Giới thiệu cách gọi tên tứ giác, các đỉnh, các cạnh (chú ý HS cách gọi tên tứ giác theo thứ tự một chiều)


GV: GV dùng thước đặt theo các cạnh của từng tứ giác mô tả tứ giác nằm ở một nữa mặt phẳng hoặc hai nữa mặt phẳng từ đó đặt câu hỏi : Tứ giác nào luôn nằm ở một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
GV: Mô tả lại và kết luận : Tứ giác ở hình 1a …..Tứ giác như vậy gọi là tứ giác lồi
GV: Nhấn mạnh : Từ nay trở về sau khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi
GV: Treo bảng phụ 2 (bài tập ?2), HS lần lược điền vào chỗ trống để giới thiệu các yếu tố hai đỉnh kề nhau, đối nhau, đường chéo, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai góc kề nhau, hai góc đối nhau, điểm trong, điểm ngoài.
GV: Gọi HS cho biết tổng số đo 3 góc của một tam giác
GV: Đặt vấn đề :
Vậy tổng số đo 4 góc của tứ giác là bao nhiêu độ ?
GV: Vẽ tứ giác ABCD và đường chéo AC. Yêu cầu HS tính tổng các góc của một tứ giác
GV: Tổng các góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ ?






HS: … Cả 4 hình a, b, c, d đều có 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

HS: hình a, b, c,

HS: trả lời

1) Định nghĩa :
* Định nghĩa tứ giác: sgk



HS: hình a
.
HS: Định nghĩa tứ giác lồi

* Định nghĩa tứ giác lồi: sgk








HS: tổng số đo ba góc của một tứ giác bằng 1800




HS: tính


HS: tổng số đo các góc của một tứ giác bằng 3600

2) Tổng các góc của một tứ giác :
* Định lý :
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600


Cũng cố :
GV: Treo bảng phụ 3 (bài tập 1) yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời số đo các góc của tùng tứ giác. GV cần cho HS giải thích cách làm.
GV: Treo bảng phụ 4 (nội dung bài tập 4). Yêu cầu HS nêu lại cách vẽ rồi cho HS vẽ vào vở thể hiện các bước vẽ đầy đủ trên hình.
Tổng kết bài : Qua bài này các em cần nắm được thế nào là tứ giác, tức lồi, cách vẽ và đọc tên tứ giác, một sớ khái niệm đường chéo, hai đỉnh kề nhau, đối nhau,hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hạ Lam
Dung lượng: 2,51MB| Lượt tài: 3
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)