Hình tượng không giang đa dạng trong văn xuôi Nguyễn Tuân
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan Thanh |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Hình tượng không giang đa dạng trong văn xuôi Nguyễn Tuân thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Hình tượng không gian đa dạng
trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân
PGS.TS. Đoàn Trọng Huy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mỹ quan độc đáo của nhà văn.
Sáng tác của Nguyễn Tuân trước 1945 được khắc họa nổi bật mấy hình tượng không gian trên sự phân loại đại thể, trong đó một số gần như không còn bóng dáng về sau.
Trước hết là một loại có tính chất bao trùm: không gian kí vãng. Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được dựng lên bởi hoài niệm, ký ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa. Tác phẩm tiêu biểu chính là Vang bóng một thời. Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại. Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người vào cái không gian cổ kính ấy. Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ. Ông đi tìm những tài tử, tài hoa trong quá khứ, tìm về những nơi xưa cũ với vẻ đẹp một thời.
Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân tạo dựng nên một không gian kinh dị trong một loạt sáng tác mà ông dự định xuất bản thành một tập từ lâu, có nhan đề Yêu ngôn. Đó là những đoản thiên gồm những truyện hoang đường, ma quái, kinh dị như Trên đỉnh non Tản, (Vang bóng một thời), Rượu bệnh, xác ngọc lam, Đới roi, Lửa nến trong tranh, Loạn âm... và sau này là Chùa đàn II (Tâm sự của nước độc). Có thể kể vào loại không gian này khung cảnh những truyện giàu chất hiện thực, loại “vang bóng thời nay” cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh dị. Bởi truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Khoa thi cuối cùng).
Chùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái ở tất cả: từ cái ấp Mê Thảo, hũ rượu “Vô cố nhân”, “Ức sấu viên”... trong mả rượu đến cái đàn quái đản mà thành đàn nhễ nhại, mồ hôi đổ ra như tắm và thùng đàn phát những tiếng thở dài quái gở; có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn: cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh... Trong cuộc đàn, hồn Chánh Thú hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, đàn tự tan vụn ra từng mảnh. Tiếp theo là cuộc hạ thổ Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở. Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trong miệng huyệt rượu như sự giải thoát phóng đãng của những ma men. Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải Chùa Đàn. Đúng là có sự giải thoát cho sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài thế giới thực tại. Ta nhớ Nguyễn Tuân viết trong trạng thái bất định về tâm hồn, cũng có thể nói là sự khủng hoảng trong tìm đường một thời gian khá dài để vùng thoát khỏi o bế, tù túng. Nhưng cần nói kỹ hơn một điều, đó cũng là sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mỹ học. Tạo ra một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu. Mỗi người đều chứa chất qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực. Ta biết Nguyễn Tuân là người mê Liêu trai chí dị. Thời nay đi trên Tây Bắc ngày hòa bình mà ông vẫn có cảm giác “thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và lầu Liêu Trai”. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường của Nguyễn Dữ qua Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm ra đời trước hàng trăm năm Liêu trai chí dị (cuối thế kỷ XVII). Đó là những tác phẩm hiện thực giàu tính chất tố cáo xã hội phong kiến suy thoái. Truyện có yếu tố ma quái hoang đường, kinh dị của Nguyễn Tuân không chỉ mang “cái gien” thể loại truyền thống cổ điển dân tộc mà còn rất hiện đại nữa, làm
trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân
PGS.TS. Đoàn Trọng Huy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mỹ quan độc đáo của nhà văn.
Sáng tác của Nguyễn Tuân trước 1945 được khắc họa nổi bật mấy hình tượng không gian trên sự phân loại đại thể, trong đó một số gần như không còn bóng dáng về sau.
Trước hết là một loại có tính chất bao trùm: không gian kí vãng. Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được dựng lên bởi hoài niệm, ký ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa. Tác phẩm tiêu biểu chính là Vang bóng một thời. Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại. Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người vào cái không gian cổ kính ấy. Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ. Ông đi tìm những tài tử, tài hoa trong quá khứ, tìm về những nơi xưa cũ với vẻ đẹp một thời.
Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân tạo dựng nên một không gian kinh dị trong một loạt sáng tác mà ông dự định xuất bản thành một tập từ lâu, có nhan đề Yêu ngôn. Đó là những đoản thiên gồm những truyện hoang đường, ma quái, kinh dị như Trên đỉnh non Tản, (Vang bóng một thời), Rượu bệnh, xác ngọc lam, Đới roi, Lửa nến trong tranh, Loạn âm... và sau này là Chùa đàn II (Tâm sự của nước độc). Có thể kể vào loại không gian này khung cảnh những truyện giàu chất hiện thực, loại “vang bóng thời nay” cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh dị. Bởi truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Khoa thi cuối cùng).
Chùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái ở tất cả: từ cái ấp Mê Thảo, hũ rượu “Vô cố nhân”, “Ức sấu viên”... trong mả rượu đến cái đàn quái đản mà thành đàn nhễ nhại, mồ hôi đổ ra như tắm và thùng đàn phát những tiếng thở dài quái gở; có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn: cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh... Trong cuộc đàn, hồn Chánh Thú hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, đàn tự tan vụn ra từng mảnh. Tiếp theo là cuộc hạ thổ Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở. Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trong miệng huyệt rượu như sự giải thoát phóng đãng của những ma men. Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải Chùa Đàn. Đúng là có sự giải thoát cho sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài thế giới thực tại. Ta nhớ Nguyễn Tuân viết trong trạng thái bất định về tâm hồn, cũng có thể nói là sự khủng hoảng trong tìm đường một thời gian khá dài để vùng thoát khỏi o bế, tù túng. Nhưng cần nói kỹ hơn một điều, đó cũng là sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mỹ học. Tạo ra một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu. Mỗi người đều chứa chất qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực. Ta biết Nguyễn Tuân là người mê Liêu trai chí dị. Thời nay đi trên Tây Bắc ngày hòa bình mà ông vẫn có cảm giác “thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và lầu Liêu Trai”. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường của Nguyễn Dữ qua Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm ra đời trước hàng trăm năm Liêu trai chí dị (cuối thế kỷ XVII). Đó là những tác phẩm hiện thực giàu tính chất tố cáo xã hội phong kiến suy thoái. Truyện có yếu tố ma quái hoang đường, kinh dị của Nguyễn Tuân không chỉ mang “cái gien” thể loại truyền thống cổ điển dân tộc mà còn rất hiện đại nữa, làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan Thanh
Dung lượng: 72,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)