Hhjju

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Anh | Ngày 29/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: hhjju thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
TỔ VẬT LÝ
LỚP LÝ -KỸ THUẬT k28
Thực hiện: Sinh viên HÀ ĐĂNG CHÂU
Sinh viên NGUYỄN VĂN NGHĨA
ĐỀ TÀI:
BỘ THÍ NGHIỆM ĐA NĂNG
MỤC LỤC
A- CÁC YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
C- PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC KHI SỮ DỤNG
D- ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
E- CÁC ỨNG DỤNG KHÁC
A- CÁC YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1/ Phải đảm bảo thực hiện tính sư phạm, tính trực quan, mô hình phải đạt yêu cầu về kỹ, mỹ thuật.
2/ Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, ít hư hỏng, và dù ở dạng mô hình song phải sử dụng tốt.
3/ Hoạt động của mô hình phải tuân thủ các nguyên tắc về vật lý học,
4/ Phải có khả năng kết hợp tốt với các thiết bị đã có để làm được nhiều thí nghiệm phục vụ cho nhiều tiết dạy.
5/ Các thao tác sử dụng đơn giản, dễ dàng, thời gian thực hiện phù hợp với yêu cầu một tiết dạy.
6/ Mô hình khi sử dụng, tạo hứng thú học tập, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Phần 1: Nam châm điện.
I/ CẤU TẠO
- Hai cực từ có kích thước 85mm x 70mm x 8mm, làm bằng sắt non, tại mỗi cực có lỗ bắt vít với lõi từ (lõi ống dây).
- Lõi từ (lõi ống dây) làm bằng sắt non, loại sắt này có độ từ thẩm cao, kích thước 85mm x 70mm x 16mm. Hai đầu có lỗ ren để ghép với hai cực bằng vít dễ dàng.
- Ống dây: Khung làm bằng giấy chuyên dùng, tiết diện 89mm x 20mm, dây quấn là dây điện từ ?0,7mm giữa các lớp có giấy cách điện. Số vòng là 200 vòng theo điện áp sử dụng là 9V (hoặc 12V đều dùng được)
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Phần 2: Khung dây-cổ góp.
I/ CẤU TẠO
-Mô hình động cơ - máy phát điện có một khung dây với kích thước 100mm x 50mm, dây cuốn là dây điện từ ? = 0,45mm. Số vòng dây tạo thành khung là 200vòng phù hợp với các cấp điện áp làm việc.
- Khung dây gắn chặt vào trục quay qua lớp cách điện, trục quay bằng thép ?6mm, dài 200mm.
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

I/ CẤU TẠO
- Cổ góp: Là loại chế tạo sẵn dùng chung cho các động cơ điện loại nhỏ (có bán sẵn). Chọn loại có 12 đầu dây (12 bán khuyên nhỏ) và được gắn chặt vào trục quay.
+ Đối với động cơ - máy phát điện một chiều: mỗi đầu dây của khung được hàn vào 6 bán khuyên nhỏ tạo thành 2 bán khuyên lớn.
+ Đối với động cơ - máy phát điện xoay chiều: Hai đầu dây của khung dây được dẫn xuyên qua cổ góp dùng cho động cơ máy phát điện một chiều và hàn vào cổ góp, mỗi đầu dây hàn vào một cổ góp.
- Thanh quét: Làm bằng than chì được gắn vào dây đồng
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Phần 3: Bình nước-Tuabin-Tay quay.
I/ CẤU TẠO
- Bình đựng nước có nén áp suất được làm từ ống nhựa PVC ?140mm, phía trên được gắn đầu van xe đạp để bơm khí tăng áp suất, đầu dưới có gắn van nước để xả nước từ bình ra.
- Trục quay có gắn tuabin: trục được làm bằng thép ?6mm được gắn vào giá đỡ qua 2 vòng bi (bạc đạn).
- Khi ở chế độ máy phát, ta có thể làm quay khung dây bằng cách truyền động từ trục quay có gắn tuabin hoặc bằng hệ thống tay quay .
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Phần 3: Phát sáng - Các chi tiết khác.
I/ CẤU TẠO
- Phát sáng: Bảng hiệu được làm bằng mica, trong có gắn bóng đèn, được gắn xuống mặt đế bằng 2 thanh đỡ.
- Dòng chữ LÝ - KT được khắc trên một tấm mica trong, và ở tấm mica này có gắn 3 bóng đèn led với nguồn sử dụng là lấy từ mô hình khi ở chế độ máy phát điện.
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
1/ Hoạt động nam châm điện
I/ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
- Khi đặt dòng điện có điện áp 9-12V vào 2 đầu dây của ống dây, dòng này từ hóa các cực từ tạo thành nam châm điện, các cực từ của nam châm điện được xác định tùy theo chiều dòng điện đặt vào ống dây.
2/ Hoạt động của khung dây
Đưa dòng điện vào khung dây qua thanh quét và cổ góp. Tại vị trí mặt phẳng của khung song song với các đường cảm ứng từ, dưới tác dụng của từ trường khung dây sẽ quay. Còn tại vị trí mặt phẳng của khung vuông góc với đường cảm ứng từ, khung dây không quay. Tại vị trí này khung dây quay theo quán tính. Như vậy khung dây sẽ quay liên tục
a/ Ở chế độ động cơ điện
B- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
I/ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
- Khi ta dùng tay quay (hoặc tuabin nước) làm quay khung dây trong từ tường đều của nam châm điện, thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
b/ Ở chế độ máy phát điện
- Nếu ta lấy dòng điện từ 2 thanh quét tì trên 2 vành bán khuyên thì có dòng điện một chiều.
- Còn nếu ta lấy dòng điện từ 2 thanh quét tì trên 2 vành khuyên thì sẽ có dòng điện xoay chiều.
B- PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC KHI SỮ DỤNG
1/ Thao tác sữ dụng khi ở chế độ động cơ điện
- Kẹp hai đầu dây của cuộn dây ở nam châm điện vào nguồn điện 12V một chiều.
- Khi sử dụng động cơ điện một chiều, ta kẹp hai đầu dây được nối với hai thanh quét tì trên hai vành bán khuyên vào chung nguồn với nam châm điện.
- Khi sử dụng động cơ điện xoay chiều ta kẹp hai đầu dây được nối với hai thanh quét tì trên hai vành khuyên vào nguồn 12V xoay chiều.
- Khi nam châm hoạt động khung dây đã có dòng điện. Nếu khung không quay, ta dùng tay quay nhẹ trục để khởi động, động cơ sẽ hoạt động.
C- PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC KHI SỮ DỤNG
1/ Thao tác sữ dụng khi ở chế độ máy phát
- Kẹp hai đầu dây của cuộn dây ở nam châm điện vào nguồn điện 12V một chiều.
- Lắp dây đai vào bánh đai trên trục khung dây và lắp vào bánh đai trên trục quay có gắn tuabin (hoặc trục quay tay). Ta tiến hành phun nước làm quay tuabin (hoặc dùng tay quay), lúc này thông qua dây đai trục quay của khung dây sẽ quay và hai đầu dây của khung sẽ xuất hiện một suất điện động.
- Khi sử dụng ở chế độ máy phát điện một chiều, ta lấy nguồn từ hai thanh quét tì trên hai vành bán khuyên.
- Khi sử dụng ở chế độ máy phát điện xoay chiều, ta lấy nguồn từ hai thanh quét tì trên hai vành khuyên.
D- ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
I/ CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 9
1/BÀI 13: ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
2/BÀI 22:TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN-TỪ TRƯỜNG
3/BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY KHI CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
4/BÀI 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP-NAM CHÂM ĐIỆN
5/BÀI 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM
6/BÀI 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
7/BÀI 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
D- ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
I/ CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 9
8/BÀI 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
9/BÀI 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
10/BÀI 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
11/BÀI 35: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
12/BÀI 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
13/BÀI 61: SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG - NHIỆT ĐIỆN, THỦY ĐIỆN
D- ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
II/ THỰC HÀNH VẬT LÝ LỚP 9
1/BÀI 15: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN
2/BÀI 29: CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN
3/BÀI 28: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN THẾ
D- ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
III/ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 8 (CÔNG NGHIỆP)
1/BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
2/BÀI 25: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH, MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC
3/BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
4/BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG
5/BÀI 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
D- ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
IV/ KỸ THUẬT ĐIỆN
1/BÀI 32: VAI TRÒ ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
2/BÀI 36: VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN
E- CÁC ỨNG DỤNG KHÁC
1/ Ống dây của nam châm còn được dùng để phục hồi từ tính của nam châm vĩnh cửu.
2/ Sử dụng mô hình tuabin và trục quay có thể phục vụ việc sục khí ở các hồ nuôi tôm.
3/ Dựa trên mô hình, nếu ta thay khung dây có 6 cuộn dây và qua hệ thống truyền động, ta có thể sử dụng năng lượng nước ở các con suối nhỏ vùng quê để phát điện phục vụ cho sinh hoạt hộ gia đình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)