Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ môn TV lớp 4 + 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nguyên | Ngày 09/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ môn TV lớp 4 + 5 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

hệ thống kiến thức cần ghi nhớ
môn Tiếng Việt

I.Tếng và từ
a. Cấu tạo của tiếng
- Tiếng thường gồm có 3 bộ phận : âm đầu, vần và thanh. VD : học, tươi, nhà…
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
VD : ong. ổi, ai,..
Tiếng cấu tạo nên từ.
b. các kiểu cấu tạo từ
1. Từ đơn
* Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
VD : ăn, ngủ, đi, học, vừa, lại,..
2. Từ phức
* Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
VD : nhà cửa, diễn viên, cơm nước, hợp tác xã…
Từ nào cũng có nghĩa và để tạo nên câu.
Phân biệt từ và cụm từ (trường hợp 2 tiếng là từ ghép hay 2 từ đơn)
- Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ không thể xen một tiếng nào vào giữa, còn cụm từ có cấu tạo lỏng ta có thể xen tiếng vào giữa mà ý nghĩa vẫn không thay đổi.
VD : hoa hồng (một loại hoa) không chêm xen được -> Đó là từ ghép.
hoa tím có thể xen tiếng màu vào giữa 2 tiếng hoa và tím -> Đó là cụm từ (hai từ đơn)
- Tuy nhiên nhiều trường hợp phải đặt câu vào hoàn cảnh nói năng mới phân biệt được như hổ dữ, anh em, cha ông, áo dài, …
VD : Trường hợp : “Cha ông đều chưa về.” Thì cha và ông là 2 từ chỉ người. Trường hợp : “Ôi tiếng của cha ông thuở trước” thì cha ông là một từ chỉ những người thuộc các thế hệ trước trong quan hệ với những người thuộc các thế hệ sau.
* Từ phức gồm có từ ghép và từ láy.
Từ ghép và từ láy
a. Từ ghép là từ ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
VD : tưởng nhớ, ghi nhớ, mùa xuân, vững chắc, dẻo dai, giản dị.
* Có hai loại từ ghép :
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau
VD : bố mẹ, thầy cô, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen...
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trò chính phụ (một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nguyên
Dung lượng: 38,12KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)