Hệ thống các tác giả Ngữ văn 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan |
Ngày 27/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Hệ thống các tác giả Ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
HỆ THỐNG CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC- NGỮ VĂN 9
1. Nguyễn Dữ:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ 16, thời kì chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự thịnh vượng cuối TK 15 bắt đầu lâm vào tình trạng loạn lạc suy yếu. Ông thi đậu cử nhân, ra làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở quê nhà nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.
- Là nhà văn lỗi lạc, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Là người mở đầu cho dòng văn xuôi Việt Nam, với bút lực già dặn, thông minh và tài hoa.
- Tác phẩm chính: Truyền kì mạn lục (viết bằng chữ Hán): ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền.
2. Ngô gia văn phái:
- Một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753- 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772- 1840) làm quan dưới thời Nguyễn.
- Là dòng họ nổi tiếng về khoa bảng và làm quan.
- Hoàng Lê nhất thống chí (tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê).
3. Nguyễn Du:
Nguyễn Du: (1765-1820), tên chữ: Tố Như, tên hiệu: Thanh Hiên, quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
a. Gia đình
- Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương :
+ Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương.
+ Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ).
+ Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú. Đã có truyền ngôn :
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan!
- Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý, có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.
b. Thời đại
- Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội :
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê- Trịnh; Trịnh - Nguyễn) chém giết lẫn nhau.
+ Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Những điều đó đã tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
c. Cuộc đời
- Giai đoạn ấu thơ và thanh niên : 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh là Nguyễn Khản. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quan lại quý tộc phong gấm rủ là, trướng rủ màn che, hào hoa phong nhã ; học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường (tú tài).
- Ông sống những năm lưu lạc cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình 10 năm (1786-1796), ở quê nội Hà Tĩnh 6 năm (1796-1802). Giai đoạn này Nguyễn Du có điều kiện nếm trải và gẫn gũi đời sống của nhân dân.
- Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn : Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi. Trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn Ánh mời ông ra làm quan. Từ chối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn. Năm1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1802).
- Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người. Cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong 5 người giỏi nhất nước Nam(An Nam ngũ tuyệt).
d. Con người :
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.
Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến dứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết.
1. Nguyễn Dữ:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ 16, thời kì chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự thịnh vượng cuối TK 15 bắt đầu lâm vào tình trạng loạn lạc suy yếu. Ông thi đậu cử nhân, ra làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở quê nhà nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.
- Là nhà văn lỗi lạc, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Là người mở đầu cho dòng văn xuôi Việt Nam, với bút lực già dặn, thông minh và tài hoa.
- Tác phẩm chính: Truyền kì mạn lục (viết bằng chữ Hán): ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền.
2. Ngô gia văn phái:
- Một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753- 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772- 1840) làm quan dưới thời Nguyễn.
- Là dòng họ nổi tiếng về khoa bảng và làm quan.
- Hoàng Lê nhất thống chí (tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê).
3. Nguyễn Du:
Nguyễn Du: (1765-1820), tên chữ: Tố Như, tên hiệu: Thanh Hiên, quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
a. Gia đình
- Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương :
+ Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương.
+ Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ).
+ Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú. Đã có truyền ngôn :
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan!
- Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý, có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.
b. Thời đại
- Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội :
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê- Trịnh; Trịnh - Nguyễn) chém giết lẫn nhau.
+ Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Những điều đó đã tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
c. Cuộc đời
- Giai đoạn ấu thơ và thanh niên : 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh là Nguyễn Khản. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quan lại quý tộc phong gấm rủ là, trướng rủ màn che, hào hoa phong nhã ; học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường (tú tài).
- Ông sống những năm lưu lạc cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình 10 năm (1786-1796), ở quê nội Hà Tĩnh 6 năm (1796-1802). Giai đoạn này Nguyễn Du có điều kiện nếm trải và gẫn gũi đời sống của nhân dân.
- Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn : Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi. Trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn Ánh mời ông ra làm quan. Từ chối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn. Năm1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1802).
- Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người. Cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong 5 người giỏi nhất nước Nam(An Nam ngũ tuyệt).
d. Con người :
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.
Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến dứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)