HDCDeHSGLy9-07-08

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Tuấn | Ngày 15/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: HDCDeHSGLy9-07-08 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2007 – 2008
Môn: VẬT LÍ

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Học sinh làm đúng được 2 điểm.
a) Ta có: U3 = I3.R3 = 0,9.12 = 10,8V.
Do R3 // RCB nên U3 = UCB = 10,8V. (0,5đ)
Ta coi đoạn mạch gồm R1ntRACnt(RCB//R3) nên
U = U1AC + UCB = (R1 + RAC)I1 + UCB
=> I1 = (U – UCB)/(R1 + RAC) = (36-10,8)/(4+10)
= 1,8A. (0,5đ)
Số chỉ của A1 là: ∆I = I1 – I3 = 1,8 – 0,9 = 0,9A. (0,5đ)
b) Do A1 và A2 chỉ cùng giá trị là 0,9A nên điện trở
của đoạn mạch CB cũng bằng R3 = 12Ω.
Do đó R2 = RAC + RCB = 10 + 12 = 22Ω. (0,5đ)

Câu 2: Học sinh làm đúng được 2 điểm.
Thời gian thuyền xuôi dòng từ A đến B là: tđ = s/(vt + vn) = 18/18 = 1h. (0,5đ)
Do trên đường quay về A, thuyền bị hỏng máy trong thời gian ∆t = 24ph = 2/5h = 0,4h và trôi theo dòng nước một đoạn: ∆s = vn.∆t = 3.(2/5) = 1,2(km ). (0,5đ)
Như vậy quãng đường về như “dài thêm” một đoạn ∆s và thời gian về lúc này là:
tv = (s + ∆s)/(vt – vn) = (18 + 1,2)/(15 – 3) = 19,2/12 = 1,6 (h). (0,5đ)
Vậy tổng thời gian đi và về là: t = tđ + tv + ∆t = 1 + 1,6 + 0,4 = 3h. (0,5đ)

Câu 3: Học sinh làm đúng được 2 điểm.
Do t2 = 3,5t1 nên t2 > t1, vậy t2 > t > t1. (0,25đ)
Phương trình cân bằng nhiệt:
m1cn (t - t1) = m2cn (t2 – t) (0,5đ)
Rút gọn cn và thay t = 0,25(t1 + t2) vào ta được:
m1{0,25(t1 + t2) – t1} = m2 {t2 - 0,25(t1 + t2)}
=> m1(0,25t2 – 0,75t1) = m2(0,75t2 – 0,25t1).
=> m1(t2 – 3t1) = m2(3t2 – t1) => m1/m2 = (3t2 – t1)/(t2 – 3t1) (0,5đ)
Thay t2 = 3,5t1 vào ta được: m1/m2 = (10,5t1 – t1)/(3,5t1 – 3t1) = 9,5/0,5 = 19 lần. (0,5đ)
Vậy phải pha trộn sao cho khối lượng nước lấy ra ở thùng 1 ( có nhiệt độ t1) bằng 19 lần khối lượng nước lấy ra ở thùng 2 (có nhiệt độ t2) . (0,25đ)

Câu 4: Học sinh làm đúng được 2 điểm.
Theo phương trình cân bằng đòn bẩy với điểm tựa là G:
TA.AG = TB.GB <=> TA. (l/3) = TB.(2l/3) (0,5đ)
=> TA/TB = 2 => TA = 2TB.(1)
Mà TA + TB = P = 10m = 10.0,24 =2,4(N) (2) (0,5đ)
Thay (1) vào (2) ta được: 2TB + TB = 2,4
=> 3TB = 2,4 => TB = 2,4/3 = 0,8(N) (0,5đ)
=> TA = 2TB = 1,6N. (0,5đ)
Vậy sức căng dây O1A là 1,6N và dây O2B là 0,8N.
Câu 5: Học sinh làm đúng được 2 điểm.
Từ đề ra ta có UAB = 138V, UCB = 27,6V
=> UAC = UAB – UCB = 138V – 27,6V = 110,4V. (0,25đ)
Theo đề bài ta cũng có:
nAC/nCB = 8/3 (nAC, nCB là số vòng dây của phần
AC và CB)
=> RAC/RCB =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Tuấn
Dung lượng: 108,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)