HDC đề thi TS 10 năm 2008-2009 Ninh Bình

Chia sẻ bởi An Van Tan | Ngày 12/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: HDC đề thi TS 10 năm 2008-2009 Ninh Bình thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT
năm học 2008-2009. Môn : Ngữ Văn
(Hướng dẫn gồm 3 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)

Lưu ý:
- Năm 1428 sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo với thiên hạ về sự nghiệp bình Minh đã thắng lợi, tổ quốc sạch bóng quân thù, nước Đại Việt bước vào kỷ nguyên mới phục hưng dân tộc.
Như kết cấu chung của thể Cáo, Bình Ngô đại cáo gồm 4 phần :
Luận đề chính nghĩa
Bản cáo trạng tội ác quân giặc
Quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Lời tuyên bố kết thúc.
Phần trích trên thuộc phần đầu của tác phẩm, có hai ý chính: nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

2. Yêu cầu: Học sinh cần thể hiện được các ý chính sau:

* Nguyên lý nhân nghĩa ( Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.)
Theo Nguyễn Trãi, cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là " yên dân trừ bạo ". Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc,muốn như vậy thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Trong hoàn cảnh bấy giờ, dân chính là dân Đại Việt đang bị xâm lược, thế lực bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy với Nguyễn Trãi: nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước, nguyên lý nhân nghĩa ở đây không chỉ là quan hệ giữa người với người (phạm trù Nho giáo) mà còn là quan hệ giữa dân tộc vơí dân tộc, đây chính là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.

* Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt ( các câu còn lại): Nguyễn Trãi đưa ra 5 yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ chủ quyền riêng (đây cũng là điểm phát triển của Nguyễn Trãi trong "Bình Ngô đại cáo" so với Lý Thường Kiệt trong "Sông núi nước Nam", chỉ có hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền) .Trong đó, Nguyễn Trãi ý thức sâu sắc rằng "văn hiến, truyền thống lịch sử" là yếu tố cơ bản nhất,là hạt nhân để xác định dân tộc. Đây chính là điều mà quân xâm lược phương Bắc đã bao đời luôn tìm cách đồng hoá, phủ định, nhưng văn hiến nước Nam là một thực tế, luôn tồn tại với sức mạnh của chân lý, Đại Việt luôn có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.

3.Cho điểm:
Mỗi ý đúng cho 1 điểm (giám khảo tuỳ mức độ bài làm của học sinh để chấm điểm hợp lý)



Câu 2 ( 1,0 điểm):
1.Yêu cầu: Trong chương trình ngữ văn lớp 8 và lớp 9, học sinh được học 6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: An Van Tan
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)